[DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045] Mô hình phát triển nào cho Việt Nam?

Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam 29/03/2019 15:00

Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên công bố tầm nhìn quốc gia 2030, 2045. Vậy phải làm gì để đạt được mục tiêu trong tầm nhìn ấy?

Câu trả lời được trao đổi tại Diễn đàn “Tầm nhìn 2045 và hành động của Việt Nam” do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức. BBT mong nhận được bài viết của các chuyên gia, doanh nghiệp và độc giả tại: tamnhin2045@dddn.com.vn.

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ có lẽ là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để phát triển thành công. Việc xác định mô hình tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 đang là một vấn đề rất quan trọng, giúp định hình con đường phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ tới.

Hành trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao chỉ mới bắt đầu. Và những thành tựu trong 30 năm qua (kể từ khi công cuộc Đổi Mới được bắt đầu vào cuối những năm 1980) cần phải được đúc kết để đảm bảo cho sự thành công trong tương lai.

br class=

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở cấp doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Ảnh: Các kỹ sư làm việc tại Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông.

Hành trình nền kinh tế thu nhập cao mới chỉ bắt đầu

Tác động của những cải cách thể chế và cấu trúc giai đoạn đầu dường như đã tới hạn. Việc điều chỉnh và thay đổi mô hình tăng trưởng mang tính cấp thiết nếu Việt Nam mong muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao thành công vào năm 2030 và là nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Để đạt được khát vọng này, nền kinh tế cần hoạt động hiệu quả và bền vững trong suốt hơn 25 năm tới, tăng trưởng trung bình ít nhất phải bằng mức trong 30 năm qua. Và mục tiêu này phải đạt được trong một bối cảnh đầy thách thức.

Trong nước, Việt Nam đang phải đối mặt với những trở lực mang tính cấu trúc đang gia tăng, bao gồm dân số già hóa nhanh, tác động của tích lũy nhân tố giảm, cũng như chi phí môi trường ngày càng lớn trong quá trình phát triển.

Trên thế giới, Việt Nam sẽ phải lựa chọn hướng đi trong một bối cảnh đang thay đổi, những chuyển đổi về mô hình thương mại và đầu tư toàn cầu sẽ ít thuận lợi hơn cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội đang được định hình, vừa tạo ra những rủi ro mới.

Có thể bạn quan tâm

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Hải Phòng trình Chính phủ về tầm nhìn thành phố đến năm 2050

    07:35, 27/03/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045] Đi tìm các giải pháp hình thành mô hình tăng trưởng cho Việt Nam

    09:36, 21/03/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Mục tiêu “Quốc gia phát triển”

    13:41, 02/03/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Nguồn lực tư nhân cho y tế

    10:49, 27/02/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045] Đà Nẵng nói gì về điều chỉnh quy hoạch chung tầm nhìn 2045?

    09:51, 27/02/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Việt Nam sẽ là nước công nghiệp phát triển hay quốc gia phát triển?

    19:00, 26/02/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Hà Tĩnh chọn kịch bản nào cho tầm nhìn 2050?

    05:00, 24/02/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Tầm nhìn 2045 và hành động của Việt Nam

    01:31, 24/02/2019

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Tầm nhìn quốc gia năm 2045 và những bài toán cần giải

    15:51, 19/02/2019

Hai nhân tố quyết định

Ở đây, cần nhấn mạnh hai nhân tố quan trọng quyết định thành công trong tương lai của Việt Nam, dù chúng ta chọn mô hình tăng trưởng nào đi nữa.

Thứ nhất là CHẤT LƯỢNG. Các mô phỏng ban đầu cho thấy Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng dựa vào tăng năng suất, trong đó tốc độ tăng năng suất trung bình cần phải tăng mạnh, nhưng thành tựu này cho đến nay cũng chỉ một số ít nước đã đạt được.

Để tăng năng suất, cần cải thiện mạnh mẽ tất cả các khía cạnh CHẤT LƯỢNG của tăng trưởng, bao gồm phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng vốn nhân lực, tăng đầu tư có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ, cũng như đổi mới và sáng tạo, để tất cả đều mang lại kết quả tăng năng suất. Đối với khía cạnh cuối cùng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy để đổi mới sáng tạo hiệu quả cần có một chương trình cải cách cởi mở và có lộ trình hợp lý, và các quốc gia ở giai đoạn phát triển khác nhau có những ưu tiên khác nhau trong đổi mới sáng tạo.

Việt Nam vẫn có thể hưởng lợi lớn từ chuyển giao và áp dụng công nghệ, và doanh nghiệp cần phải được đặt tại vị trí trung tâm của nghị trình đổi mới sáng tạo. Đối với Việt Nam hiện nay, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo ở cấp doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn những biện pháp được điều khiển bởi cung phổ biến như tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển hoặc tập trung vào các hoạt động phát minh, sáng chế.

Thứ hai là THỰC HIỆN. Những thách thức trong quá trình phát triển hiện nay của Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với 30 năm qua. Một phần của sự phức tạp này bắt nguồn từ thực tế là các vấn đề phát triển đang ngày càng trở nên đa ngành. Giảm nghèo không chỉ đòi hỏi cải thiện đời sống kinh tế, mà còn cải thiện các dịch vụ cơ bản và phát triển nguồn vốn nhân lực.

Tương tự như vậy, phát triển vốn nhân lực không chỉ là về giáo dục, mà còn là về chăm sóc y tế trải suốt vòng đời của người dân cũng như chăm sóc người cao tuổi và bảo trợ xã hội. Bản chất của phát triển liên kết vùng và phát triển khu vực tư nhân cũng mang tính đa ngành.

Để giải quyết các vấn đề phức tạp này, cần có sự lãnh đạo và quyết tâm mạnh mẽ. Đồng thời, cần có hệ thống quản trị hiệu quả và phát triển, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng cả theo chiều ngang giữa các bộ ngành trong chính phủ và theo chiều dọc giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ để giải quyết những điểm yếu cơ bản liên quan đến cách thức chính phủ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và người dân sẽ là chìa khóa để thực hiện thành công các chiến lược của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045] Mô hình phát triển nào cho Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO