Nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ điện, Điện lực Vĩnh Bảo cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành đơn vị tiên phong tại địa phương trong công cuộc chuyển đổi số.
>>>Vì sao dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 (Hải Phòng) vẫn chậm?
Được biết, chương trình CMIS là một cơ sở dữ liệu trung tâm về KD&DVKH, tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác khi được cải tiến qua các phiên bản CMIS 2.0 và CMIS 3.0. Điện lực Vĩnh Bảo đã triển khai nhiều phần mềm mới trên nền dữ liệu CMIS như: Hóa đơn điện tử, công tơ điện tử, hợp đồng điện tử, giao thu dữ liệu và chấm xóa nợ trực tuyến; thu tiền điện trực tuyến; dịch vụ điện trực tuyến…
Bên cạnh đó là hệ sinh thái các phần mềm vệ tinh: Hệ thống thu thập dữ liệu công tơ điện tử từ xa (RF-Spider, MDMS, DSPM); thu thập thông tin hiện trường, quản lý và chăm sóc khách hàng (CRM)..., website CSKH, App CSKH hỗ trợ điều hành.
Đến nay, Điện lực Vĩnh Bảo đã triển khai thay thế và lắp đặt được 33.236 công tơ điện tử thu thập từ xa đạt 100% tổng số công tơ bán điện trên lưới; tỷ lệ khách hàng thanh toán online trên nền tảng chuyển đổi số qua SMS & Mobile Banking, internet Banking ngân hàng, trích nợ tự động, ví điện tử, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến qua web chăm sóc khách hàng được 32.235/32.458 khách hàng đạt tỉ lệ 99,69%.
Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa thông tin khách hàng từ hiện trường đến hệ thống quản lý khách hàng CMIS đã đạt 100%, đảm bảo các thông tin của khách hàng chính xác theo đúng thực tế phục vụ việc kết nối sang các phần mềm CRM, PMIS Điện lực Vĩnh Bảo từng bước chuẩn hóa được dữ liệu thông tin, xây dựng, ứng dụng công cụ hiện đại phục vụ tốt cho công tác KD&DVKH, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng khách hàng.
Trong thời gian tới, Điện lực Vĩnh Bảo tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng các dịch vụ điện. Đồng thời, Điện lực Vĩnh Bảo cũng tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích khách hàng ứng dụng các giao dịch theo phương thức điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, chất lượng kinh doanh dịch vụ của ngành điện được nâng cao, giúp tiến tới việc hoàn thành mục tiêu số hóa của ngành điện theo đúng lộ trình.
Được biết, việc triển khai công tác chuyển đổi số toàn diện trong công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng đã làm giảm thiểu đáng kể thời gian, chi phí trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, năng suất và chất lượng công việc; đồng thời tăng cao tính tương tác giữa các bộ phận nghiệp vụ do được thực hiện nhanh chóng trên không gian số, giúp lãnh đạo Công ty quản lý điều hành hiệu quả hơn qua hệ thống số liệu kết quả sản xuất kinh doanh được tổng hợp chính xác và kịp thời, tiến độ công việc được kiểm soát chẽ và theo đúng quy trình nghiệp vụ kinh doanh.
Do vậy, công tác chuyển đổi số với mục tiêu lấy khách hàng là trọng tâm đã công khai, minh bạch được các chi phí liên quan của khách hàng, hỗ trợ tối ưu trong quản lý và sử dụng điện của khách hàng.
Năm 2023, chủ đề “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội, tiết giảm chi phí, tăng doanh thu, đảm bảo khả năng cân đối tài chính, phát triển bền vững và hiệu quả các hoạt động của EVN.
Đồng thời, với sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trở thành điểm sáng trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Có thể bạn quan tâm