Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển TP Hải Phòng

Lam Song 12/07/2018 18:56

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Một góc thành phố Hải Phòng.

Một góc thành phố Hải Phòng.

Xây dựng Thành phố Cảng xanh

Theo đó, thành phố Hải Phòng được xây dựng trở thành Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, thông minh với tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; bước đầu phát triển kinh tế tri thức; kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2020 và đạt các tiêu chí chủ yếu của đô thị đặc biệt vào năm 2025; là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; kết nối mạnh mẽ với thế giới, khu vực và các địa phương khác trong cả nước, là đầu tàu động lực có sức lan toả của vùng Bắc Bộ về phát triển kinh tế - xã hội; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; môi trường được bảo vệ tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; một pháo đài vững chắc về quốc phòng - an ninh.

Về kinh tế, Hải Phòng phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố theo giá hiện hành chiếm 19,6% so với tổng GDP của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và chiếm 4,86% so với toàn quốc vào năm 2020; GRDP bình quân đầu người vào năm 2020 theo giá so sánh 2010 đạt 86,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

Cơ cấu GRDP của thành phố năm 2020 là: Dịch vụ 57%, Công nghiệp - Xây dựng 38,1% và Nông, lâm, thủy sản 4,9%; năm 2025 tương ứng là 60,8%; 36% và 3,2%; năm 2030 tương ứng là 63,3%; 34,6% và 2,1%; phấn đấu Hải Phòng nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào năm 2020.

Về kết cấu hạ tầng, giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với các tiêu chuẩn của đô thị loại I và tiệm cận với đô thị loại đặc biệt ở một số tiêu chí. Tốc độ tăng trưởng phát triển kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 16%, đến năm 2030 đạt 20%. Năm 2019 hoàn thành xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với bên ngoài.

Đến năm 2020 dân số thành phố Hải Phòng sẽ đạt khoảng 2,1 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50 - 55%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm hàng năm 0,7 - 1%.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Ly kỳ 175 “sổ đỏ” bị bỏ quên 20 năm

    15:04, 11/07/2018

  • Công ty Cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng: “Cuộc chiến” đến hồi kết thúc

    17:57, 10/07/2018

  • TP Hải Phòng "chuyển mình" theo hướng văn minh, hiện đại

    16:27, 10/07/2018

  • Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng

    06:18, 10/07/2018

  • Hải Phòng có thêm một bệnh viện Đa khoa quốc tế

    10:53, 09/07/2018

  • Hải Phòng cần quan tâm hơn đến liên kết logistics

    06:00, 09/07/2018

  • Ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” tại tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh?

    19:51, 06/07/2018

  • Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư dự án giấy bao bì 800 triệu USD tại Hải Phòng

    00:02, 06/07/2018

  • Tăng cả chất và lượng đầu tư vào Khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng

    16:32, 05/07/2018

Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải lớn

Theo định hướng, Hải Phòng sẽ tập trung phát triển 3 nhóm ngành kinh tế gồm: Dich vụ; công nghiệp - xây dựng; nông, lâm, thủy sản.

Trong đó, nhóm dịch vụ, Hải Phòng tập trung đầu tư phát triển nhanh các dịch vụ (cảng, vận tải biển, logistics, hàng không, tài chính - ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế,...) đảm bảo xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ với 04 Trung tâm logistics vệ tinh là Lạch Huyện, VSIP, Tràng Duệ và Tiên Lãng; trung tâm tài chính, thương mại, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực.

Phát triển du lịch Hải Phòng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, có tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, nhất là du lịch cao cấp. Hình thành các khu du lịch biển tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Cát Bà, Đồ Sơn.

Hải Phòng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp biển, công nghiệp điện tử, điện gia dụng, công nghiệp hàng xuất khẩu các ngành công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ưu tiên thu hút công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường; nâng cao tỷ lệ nội địa trong sản phẩm, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế tác; giảm dần những sản phẩm sơ chế; tiếp tục thu hút các dự án nước ngoài thuộc nhóm công nghệ rất mới, rất hiện đại, tạo thành cụm công nghiệp điện tử để trở thành một trung tâm hàng đầu của công nghiệp Việt Nam; thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và thế giới...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển TP Hải Phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO