Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang soạn thảo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.
Số liệu công bố mới nhất cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng năm 2018 ước đạt 29,54 tỷ USD vượt 1,3% mục tiêu quý đã đề ra.
Theo dự báo của FAO, thương mại gạo toàn cầu tiếp tục tăng, trái cây nhiệt đới tăng mạnh, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới tăng trong năm 2018… Vì thế, nhiều khả năng xuất khẩu nông sản sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao và kim ngạch xuất khẩu năm 2018 sẽ đạt 40-41 tỷ USD.
Xuất khẩu nông sản Việt đã vươn lên đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nông sản đã và sẽ là hàng hoá xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
03:14, 17/10/2018
11:00, 09/10/2018
14:50, 03/10/2018
15:18, 28/09/2018
11:00, 25/09/2018
05:40, 18/09/2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực, có bốn nhóm tiêu chí chính mà hầu hết các nước đều sử dụng để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, bao gồm: Nhóm tiêu chí về kinh tế; Nhóm tiêu chí về xã hội; Nhóm tiêu chí về môi trường; Nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển.
Sau khi xem xét một số sản phẩm theo các tiêu chí đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, sắn và sản phẩm từ sắn, sâm, rau quả, lợn, bò (thịt), gà, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phần lớn đây đều là những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Trên thực tế, dù đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu hàng nông sản, nhưng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, cà-phê, hồ tiêu, hạt điều... hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Điều này cho thấy, giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản vẫn còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao so với các đối thủ khác trên thị trường.
Đáng lưu ý, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp đến hết năm 2017 mới chỉ có 7.033 doanh nghiệp. Phần lớn có quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, bình quân 38% năng suất lao động bình quân cả nước. Chỉ có 5% số doanh nghiệp được cấp tiêu chuẩn VietGap và tương đương.
Vì vậy việc ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia để từ đó có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết.