Định hình quy hoạch Quảng Nam theo hướng nào?

Diendandoanhnghiep.vn Xác định quy hoạch cụ thể sẽ giúp tỉnh Quảng Nam phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc, trong đó hướng đến là địa phương trọng điểm miền Trung liên kết hành lang kinh tế Đông – Tây.

>>Tìm hướng quy hoạch ngành du lịch Quảng Nam

Theo phương án quy hoạch của tỉnh Quảng Nam, địa phương này sẽ phát triển theo mô hình 8 hành lang (4 hành lang Đông Tây, 4 hành lang Bắc Nam) và 8 trung tâm kinh tế.

Chú trọng kinh tế bền vững

Trong mục tiêu quy hoạch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, địa phương này đang sở hữu nhiều tài nguyên có giá trị rất cao tạo nên lợi thế vượt trội so với các địa phương khác. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng giữ vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. 

Trong bối cảnh hiện tại, quy mô và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Là địa phương có tiềm lực kinh tế, thị trường thu hút các dự án đầu tư và đóng góp cho ngân sách trung ương, Quảng Nam đã nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư về nhiều lĩnh vực công nghiệp, du lịch, logictics, công nghiệp,...

Tỉnh Quảng Nam xác định quy hoạch nền kinh tế theo hướng bền vững, chú trọng logictics, công nghiệp xanh, kinh tế xanh,...

Tỉnh Quảng Nam xác định quy hoạch nền kinh tế theo hướng bền vững, chú trọng logictics, công nghiệp xanh, kinh tế xanh,...

Tỉnh Quảng Nam cũng đã đặt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững dựa trên du lịch, các ngành công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao, tận dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số. Thông qua đó, tạo nên các chuỗi sản phẩm và dịch vụ thông minh, ít phát thải, không gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn các di sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường và sự đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhìn địa phương vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả, trình độ và trang bị kỹ thuật kinh tế biển thấp, lạc hậu và một số trở lực khác đang hiện hữu, làm chậm khả năng phát triển của tỉnh. Theo ông Thanh, Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm lân cận các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn là Đà Nẵng và Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), nằm trên các tuyến giao thông chính và các tuyến quốc lộ thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây nên có rất nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển.

“Trong đồ án quy hoạch, tỉnh Quảng Nam sẽ đưa công nghiệp công nghệ cao, đồng thời sắp tới sẽ có đề án chuyên sâu công nghệ cao ở Quảng Nam. Trong đó phân tích kỹ sẽ chọn lựa điểm mạnh, yếu tố cần và đủ để hình thành công nghiệp công nghệ cao”, ông Lê Trí Thanh nói.

Mở rộng kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây

Trong việc xây dựng phương án quy hoạch, tỉnh Quảng Nam đang tận dụng nhiều lợi thế từ các yếu tố động lực như phố cổ Hội An, sân bay Chu Lai, tuyến đường ven biển và các tuyến kết nối hành lang Đông – Tây. Theo hiện trạng, đường ven biển Quảng Nam vẫn còn quỹ đất trống lớn để hình thành các đô thị ven biển, còn dư địa gia tăng đô thị hóa, các đô thị có hình thái đặc trưng gắn với sông, cửa biển…

Theo TS. Nguyễn Chí Hùng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho rằng tỉnh Quảng Nam cần xây dựng phương án phát triển hệ thống không gian theo hướng tăng cường kết nối Đông Tây với vùng kinh tế Tây Nguyên, đặc biệt là không gian kinh tế các nước ASEAN. TS. Hùng đề xuất không gian ven biển vẫn là động lực chủ đạo từ đây xây dựng cụm động lực kinh tế về du lịch, đô thị, công nghiệp… để thúc đẩy nền kinh tế.

Kinh tế biển sẽ được chú trọng và sớm tiến hành đầu tư hạ tầng để thu hút nguồn hàng.

Kinh tế biển sẽ được chú trọng và sớm tiến hành đầu tư hạ tầng để thu hút nguồn hàng.

“Đối với khoảng không gian phía tây cần được chú trọng bảo tồn sinh thái tự nhiên song song với phát triển vùng dược liệu và vùng lâm nghiệp. Xem trọng việc phát triển ngành công nghiệp dược liệu để tận dụng lợi thế của địa phương”, TS. Nguyễn Chí Hùng kiến nghị.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải đề xuất tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ lĩnh vực logictics để phát triển kinh tế chung. Đặc biệt, ông Dương cho rằng việc Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư cảng Chu Lai theo hình thức PPP chính là một ưu thế lớn mà ít địa phương có được. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giúp cho các doanh nghiệp ở Quảng Nam và khu vực lân cận tiết kiệm rất nhiều về chi phí logistics.

Khớp nối hạ tầng,

Khớp nối hạ tầng, tuyến đường ven biển và các tuyến kết nối hành lang Đông – Tây sẽ tạo tiền đề cho địa phương xác định quy hoạch trong tương lai.

“Quảng Nam cũng cần có thêm ngành công nghiệp chế biến sau nông nghiệp. Từ việc phát triển đồng bộ công nghiệp với logictics, Quảng Nam sẽ trở thành “vùng sản xuất” của khu vực, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với địa phương, góp phần vào việc đưa kinh tế địa phương phát triển ngang tâm với các thành phố lớn trên cả nước và khu vực”, ông Trần Bá Dương nhìn nhận.

Cũng theo ông Dương, trong việc quy hoạch địa phương cũng cần mở rộng các hướng kết nối với hành lang kinh tế Đông – Tây để bổ trợ cho công cuộc phát triển công nghiệp. Khi Quảng Nam trở thành “vùng sản xuất”, địa phương sẽ có thêm động lực để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu thông qua kết nối với các nước bạn Lào, Campuchia,... mang lại lượng hàng hóa ổn định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Định hình quy hoạch Quảng Nam theo hướng nào? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714373063 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714373063 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10