Đứng trước con số lợi nhuận cực kỳ lớn, đừng bao giờ trông chờ vào ý thức. Các nhà kinh tế đã chỉ ra từ lâu: Nếu muốn con người ta không làm gì nữa, hãy tăng thiệt hại và giảm lợi nhuận của họ.
Đinh tặc tại cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Liên tục từ ngày 2 đến ngày 4/12, người đi qua cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện (Hải Phòng) liên tục phát hiện ra nhiều cây đinh các loại. Thiệt hại ở đây không chỉ là vấn đề kinh tế. Với tốc độ lưu thông 70km/h trên cao tốc, nếu xe cán phải đinh thì hậu quả thật sự khôn lường.
Sự việc dấy lên không ít phẫn nộ của người dân: Tại sao lại có những người không màng đến tính mạng của người khác để chuộc lợi cho mình như vậy?
Thật ra không mấy khó hiểu, hãy thử phân tích 1 đoạn độc thoại nội tâm của 1 tên đinh tặc.
200 ngàn đến vài triệu (nếu thay vỏ ô tô) cho 1 trường hợp. Lượng lưu thông trên cầu là rất nhiều, 1 ngày ít cũng phải 5 trường hợp.
Từ 6 đến 8 triệu, chẳng bõ bèn gì với số tiền kiếm được!
Có đợt làm lố lên rồi thôi. Người ta vẫn rải đầy, có ai bị bắt đâu!
Tất nhiên là có. Đây là 1 chuyến đi buôn chắc chắn lời!
Lợi ích thì ngay trước mắt, thiệt hại thì hữu hoạ mới bị bắt, mà nếu bị bắt thì phạt cũng chả thấm bao nhiêu. Nhân loại đã chứng minh: Khi lợi ích lớn hơn thiệt hại, không sớm thì muộn cũng có kẻ làm.
Đừng trông chờ ý thức
So với bài toán lợi ích thiệt hại, câu chuyện ý thức không khác gì trò trẻ con. Những tên đinh tặc không thiếu cách để biện hộ cho chính mình:
Kiểu nguỵ biện thứ 1 gọi là “cơ chế phòng vệ phủ nhận”. Kiểu nguỵ biện thứ 2 gọi là “bi kịch của cái chung”. Hai kiểu nguỵ biện đã được kinh tế học và tâm lý học chứng minh là gần như không thể thay đổi.
Nhận thức gần như không thể thay đổi, nên cũng đừng hi vọng ý thức của họ sẽ thay đổi.
Đã không ít lần chúng ta cũng trông chờ vào ý thức, nhưng sẽ không thành công: Các cầu thủ không vì “fair play” mà giảm phạm lỗi hay ăn vạ, những tên ăn cắp không vì ‘lương tâm’ mà bỏ đi...
Chỉ có phạt thật nghiêm
Để dứt điểm được nạn rải đinh nói chung, hoặc bất cứ tệ nạn gì, điều cần làm là cho những tên tội phạm thấy thiệt hại lớn hơn nhiều lợi ích.
Để làm được điều đó, phạt nặng chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải thực thi hình phạt thật nghiêm.
Đinh tặc có luật, mà không phạt nên tình trạng vẫn vậy. Hút thuốc nơi công cộng cũng có luật, nhưng không phạt nên vẫn vậy. Xả rác, vẽ bậy cũng có luật, và cũng không phạt nên vẫn không bớt.
Có thể bạn quan tâm
05:06, 25/09/2018
06:07, 25/03/2018
10:35, 02/09/2017
Không thực thi, pháp luật không thể điều chỉnh được hành vi của con người, những hành vi xấu không bao giờ dứt.
Một ví dụ hiếm hoi trong việc thi hành luật tốt là vi phạm giao thông và đội mũ bảo hiểm. Liên tục hơn 10 năm, hãy xem những thành quả hiện giờ: Đa số người dân có ý thức đội mũ bảo hiểm, và khu vực nào hay có giao thông thì có rất ít hành vi phạm.
Phải cho những người vi phạm luật thấy được thiệt hại ngay trước mắt, họ mới chùn tay mà giảm bớt những hành vi xấu được. Ý thức từ đó mới được hình thành.
Hãy nhớ rằng Tây qua ta cũng xả rác, cũng vượt đèn đỏ không kém gì dân ta: “Vật chất quyết định ý thức” vốn là 1 quy luật khó có thể chối bỏ.