Sau hơn 10 năm hoạt động Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai đìu hiu ảm đạm, hàng chục nhà lưới bỏ không, hệ thống tưới phun hiện đại hư hỏng nặng, cỏ dại bắt đầu xâm chiếm không gian.
Quyết định 865/2008 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai trực thuộc UBND tỉnh. Với quy mô 208 ha tọa lạc trên vùng đất đỏ bazan trù phú, khí hậu thuận lợi bậc nhất Miền Nam; giao thông đi lại thuận tiện; được đầu tư cả trăm tỷ đồng…
Trung tâm hứa hẹn cung cấp giống nông nghiệp tiên tiến chất lượng cao cho cả Miền Nam, là nơi thử nghiệm các mô hình nông nghiệp trước khi được chuyển giao ra đồng ruộng, tiếp sức cho một vùng đất rộng lớn có lợi thế sản xuất nông nghiệp.
Các trại nuôi dúi, chồn, gà Đông Tảo, heo rừng… đều hoang tàn. Nhiều trại để trống vì không còn vật nuôi, chết vì dịch bệnh hoặc vô số lý do khác. Sự thất bại của của một Trung tâm công nghệ sinh học từng hiện đại nhất Việt Nam đặt ra hàng loạt vấn đề. “Thủ phủ” cây ăn quả Đông Nam Bộ tiếp tục phụ thuộc cây, con giống từ bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 19/04/2019
19:46, 22/02/2019
11:01, 13/09/2018
13:53, 30/07/2018
15:30, 04/07/2018
19:21, 26/06/2018
03:38, 19/06/2018
06:30, 01/06/2018
Theo Đề án của Bộ NN&PTNT, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm ít nhất 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp công nghệ cao đang bị “tắc nghẽn” ở nhiều khâu, nếu như các trung tâm nghiên cứu ứng dụng hoạt động không hiệu quả thì sự manh mún và thiếu kết nối nông dân với doanh nghiệp còn nan giải hơn.
Nông nghiệp công nghệ cao dĩ nhiên cần “cánh đầu mẫu lớn”, máy móc phương tiện hiện đại… Trong khi, cả nước hiện có hơn 11 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp với 78 triệu mảnh ruộng và trên 8,5 triệu nông hộ.
Trong đó, có hơn 70% số hộ có diện tổng diện tích dưới 0,5ha, chỉ có 3,4% số hộ có diện tích trên 3ha.
Song, theo một khảo sát, có tới hơn 60% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận đất đai là rào cản lớn nhất trong việc đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những quy định trong Luật Đất đai hiện tại chưa tạo được động lực thu hút các nhà đầu tư, thủ tục thuê, chuyển nhượng đất nông nghiệp còn phiền hà.
Và một thực tế khác còn gay go hơn, người nông dân chưa thể buông bỏ tư duy thích gì làm nấy, họ tự ‘bơi” trên chính mảnh ruộng của mình. Kết quả đầu ra luôn bấp bênh.
Để có những quả dưa ngàn đô, xoài cân ký…vi vu ở ở trời Âu không có cách nào khác ngoài nông nghiệp công nghệ cao. Phải tháo gỡ từ đâu? Không lẽ cứ để người nông dân tự “bơi” mãi, còn doanh nghiệp thì không tìm thấy lý do để mặn mà?