Bên cạnh tín hiệu lạc quan khi Thủ tướng Chính phủ quyết định lập Tổ công tác giải quyết những vướng mắc trong thực hiện các dự án BĐS, để phát triển lâu dài, doanh nghiệp cũng cần có đột phá riêng.
>>> VMI JSC tháo nút thắt cố hữu cho nhà đầu tư BĐS
Mới đây, thị trường BĐS đón nhận tin vui khi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập với nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản tại các địa phương, doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trực thuộc trung ương. Động thái này cho thấy, những “điểm nghẽn” của thị trường trong thời gian qua sẽ dần được tháo gỡ.
Với vai trò là ngành đóng góp tới 10% vào GDP, bất động sản có quan hệ hữu cơ với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. BĐS còn có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế và trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác, góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường. Do đó, BĐS tăng trưởng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh tạo công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động, thị trường BĐS cũng liên quan mật thiết với việc phát triển nhà ở và quá trình đô thị hóa.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS góp phần cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng cho đô thị. 10 năm qua, bình quân mỗi năm Việt Nam xây mới 60 triệu m2 nhà ở cung cấp chỗ ở đặc biệt khu vực đô thị. Theo tính toán, mỗi năm thị trường BĐS đóng góp 0,4 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế, tương đương 10% thu nhập quốc dân.
Chính bởi vai trò xương sống của BĐS trong nền, các chuyên gia đánh giá, việc Chính phủ thành lập Tổ công tác là hành động kịp thời trong bối cảnh BĐS gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiểm soát cơ cấu bất động sản, tạo nguồn cung mới, các chuyên gia cho rằng về phía các doanh nghiệp BĐS cần năng động đổi mới, cải thiện môi trường, sáng tạo để bắt kịp xu hướng cũng như nhu cầu của khách hàng, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
“Công nghệ đang thay đổi chóng mặt, thị trường thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình, hay phương thức vận hành đột phá, độc đáo trong khi các doanh nghiệp trong nước phần đông còn tiếp cận khách hàng, nhà đầu tư theo hướng truyền thống, ít đầu tư cho sản phẩm mới” – CEO một doanh nghiệp cung ứng công nghệ cho thị trường bất động sản (Protech) tại TP.HCM nhìn nhận.
Trong số các giải pháp nổi bật của doanh nghiệp, mô hình hợp tác đầu tư của VMI JSC đang thu hút sự quan tâm lớn trên thị trường. VMI JSC (vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, cổ đông chính là Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng) có mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư, quản lý các bất động sản và góp phần phát triển thị trường thứ cấp, thúc đẩy thanh khoản.
Theo đó, đơn vị này sẽ trực tiếp mua các bất động sản thấp tầng tại Vinhomes, sau đó chia nhỏ thành 200 phần (còn gọi là suất đầu tư Fantasy Home), mỗi phần tương ứng 0,5% giá trị sản phẩm. Cụ thể với giỏ hàng hiện tại, nhà đầu tư có thể đầu tư vào các sản phẩm liền kề, shophouse hay biệt thự tại Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown với số vốn chỉ từ 38 triệu đồng, hoặc lựa chọn suất đầu tư tại phân khu thấp tầng The Manhattan (Vinhomes Grand Park, TP.Thủ Đức) chỉ từ 90 triệu đồng.
Sau hơn 1 tháng ra mắt, mô hình đầu tư của VMI được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng đáng chú ý trên thị trường bất động sản thời điểm này. Trước mắt mô hình tạo ra sân chơi mới mẻ, mở van cho dòng vốn nhà đầu tư nhỏ chảy vào BĐS thấp tầng - sản phẩm vốn có giá trị rất cao, không dành cho số đông.
Với phương thức chia nhỏ cũng mở rộng tệp khách hàng, mọi nhà đầu tư có nhu cầu tìm nơi an toàn cho dòng vốn vào thời điểm này đều có thể xuống tiền, đồng thời là phương án tích sản hiệu quả.
Lộ trình tăng trưởng lợi nhuận mà các suất đầu tư Fantasy Home mang lại cũng được đánh giá khá sát với tiềm năng và lịch sử tăng giá của sản phẩm thấp tầng Vinhomes. Các sản phẩm biệt thự, liền kề hay shophouse tại các đại đô thị của Vinhomes sau 3-4 năm bàn giao ghi nhận mức tăng giá từ 100-300%. Vì vậy, mức tăng giá kỳ vọng mà nhà đầu tư được hưởng có thể đạt lên tới 15% trong năm đầu tiên, 30% trong năm thứ 2, và lần lượt 45%, 60% và 75% luỹ kế cho đến năm thứ 5.
Trong suốt thời gian đầu tư, với những căn đã hoàn thiện nội thất, VMI sẽ vận hành cho thuê và chia sẻ lợi nhuận 50% với nhà đầu tư.
Sau 18 tháng, nếu nhà đầu tư có nhu cầu mà chưa chuyển nhượng được suất đầu tư, VMI JSC cam kết mua lại với lợi nhuận 7,5%/năm cho các nhà đầu tư tiên phong (nhà đầu tư tham gia hợp tác đầu tư trước ngày 30/11) và 6,5%/năm cho các nhà đầu tư thông thường.
Sự tham gia của VMI vào thị trường đầu tư bất động sản cho thấy sự nỗ lực của doanh nghiệp nhằm mang tới sản phẩm mới mẻ, thu hút. Đây còn là cách để hoàn thiện sự phát triển của hệ thống phân phối, cải thiện thị trường thứ cấp, nâng cao thanh khoản… thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường BĐS.
Có thể bạn quan tâm
VMI JSC tháo nút thắt cố hữu cho nhà đầu tư BĐS
12:17, 08/11/2022
Nhu cầu tăng vọt, VMI mở rộng quỹ căn và gia tăng số lượng suất đầu tư
15:10, 28/10/2022
Điều gì khiến giới đầu tư “sốt” với VMI JSC?
09:50, 18/10/2022
VMI JSC và Fantasy Home: Đầu tư nhà thấp tầng Vinhomes trong tầm tay nhà đầu tư nhỏ, lẻ
12:15, 14/10/2022