Nhiều doanh nghiệp thuộc Chương trình bình ổn thị trường hiện đứng trước nguy cơ thua lỗ nếu không điều chỉnh giá...
>>Cần tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất
Theo đề nghị của các công ty: Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt… các chi phí đầu vào (thức ăn chăn nuôi, hộp nhựa, bao bì, lương công nhân, xăng dầu…) đồng loạt tăng cao, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó các doanh nghiệp đề nghị được điều chỉnh tăng giá trứng gà, trứng vịt thêm 2.000 đồng/chục, lên 31.500 đồng/chục với trứng gà và 37.000 đồng/chục với trứng vịt.
Đại diện Công ty TNHH Ba Huân cho biết, hiện nay giá trứng gà, vịt trong chương trình bình ổn thị trường khá thấp, chênh lệch nhiều so với giá trứng bán ở thị trường (giá thị trường trứng gà 34.000 - 35.000 đồng/chục, trứng vịt 38.000 - 40.000 đồng/chục).
Trong khi đó, giá trứng gia cầm thuộc chương trình bình ổn tại các siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart hiện ở mức: trứng vịt 35.000 đồng/vỉ 10 trứng, trứng gà: 29.500 đồng/vỉ 10 trứng. Mức giá này hiện thấp hơn giá thành của doanh nghiệp và chênh lệch từ 3.000 – 5.000 đồng/chục so với giá bán ở thị trường.
Nguyên nhân khiến giá trứng ngoài thị trường tăng là do giá xăng dầu liên tục tăng và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao gấp 40%.
Giá trứng bình ổn Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt đăng ký với Sở Công Thương TP.HCM đang là 29.500 đồng/chục trứng gà, 35.000 đồng/chục trứng vịt. Mức giá này đang thấp hơn giá thành của doanh nghiệp và chênh lệch khoảng 12 - 15% so với giá bán trên thị trường.
Theo ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, giá đầu vào đã tăng khoảng 40% so với tháng cùng kỳ năm trước. Hiện nay 80%-90% sản lượng trứng của công ty đang được bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn. Trong khi giá trứng trên thị trường tăng mạnh, người dân chuyển sang mua trứng trong các điểm bán hàng bình ổn khiến doanh nghiệp phải gồng lỗ. Nếu được tăng giá bán tối đa 10% thì doanh nghiệp có thể hòa vốn, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ giữ giá và dẫn dắt thị trường.
Không chỉ riêng mặt hàng trứng gà, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, cho biết sức mua nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến, khô, gia vị đang thấp hơn 15 - 20% so với thời điểm ổn định. Tuy nhiên, sắp tới nhiều mặt hàng bình ổn giá có thể phải tiếp tục tăng giá bán do giá đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là các nguyên liệu nhập khẩu.
>>Giải pháp thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và phục hồi sản xuất kinh doanh
Sau thời gian dài gồng gánh và chịu lỗ, Công ty Vissan (TP.HCM) cho biết vừa phải tăng 5 - 15% giá bán các mặt hàng chế biến như xúc xích, đồ hộp, thịt nguội... Theo ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Vissan, việc tăng giá này là do giá nguyên vật liệu đầu vào, bao bì... hiện đã tăng 20 - 40% so với lúc ổn định. Với mặt hàng tươi sống tham gia chương trình bình ổn, ông Dũng xác nhận sức mua 4 tháng đầu năm 2022 giảm 25% so với cùng kỳ nên đơn vị chưa tăng giá, tuy vậy đơn vị cũng đang gặp áp lực lớn.
Các chuyên gia cho rằng, việc tăng giá nguyên liệu đầu vào cũng như tăng giá bán chỉ là giải pháp tức thời để duy trì kinh doanh, còn việc cân đối kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 mới là vấn đề khó và hệ trọng. Nhất là trong bối cảnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ vẫn có độ trễ, trong khi đó sức ép từ các biến động của kinh tế thế giới ngày một lớn hơn.
Bên cạnh đó, Cơ quan chức năng cũng cần có những giải pháp để ổn định giá nhiên liệu, để giảm bớt áp lực về các chi phí, bởi nếu không việc tăng giá là điều tất yếu dù nhu cầu tiêu dùng có ở mức thấp, lạm phát từ đây sẽ tăng cao.
Có thể bạn quan tâm
Số hóa - “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp thành công
04:30, 09/06/2022
Thúc đẩy quy trình tự động hóa doanh nghiệp thông qua chuyển đổi số
00:44, 09/06/2022
Cần tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất
04:00, 05/06/2022
TP.HCM tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
20:36, 08/01/2022
Doanh nghiệp “khát” vốn để phục hồi sản xuất
14:41, 01/12/2021
Doanh nghiệp đẩy mạnh phục hồi sản xuất kinh doanh
17:30, 15/11/2021