Theo TS. Cấn Văn Lực, Chính phủ, doanh nghiệp và các TCTD cần tập trung cải thiện 3 yếu tố giúp phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Tính bài bản, tính chuyên nghiệp và sự minh bạch.
Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chiều 10/7, báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW (CIEM) tổ chức Diễn đàn với chủ đề: “Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế như nhân"
Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên HĐTV Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nền kinh tế khi đã đóng góp 43% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, đóng góp 30% cho ngân sách nhà nước (theo số liệu từ Tổng cục Thống kê).
Về vấn đề vốn đầu tư, vốn đầu tư cho kinh tế ngoài nước chiếm khoảng 39%, vốn cho kinh tế nhà nước gần 38%. Vấn đề kinh tế ngoài nước nhưng đóng góp cho GDP 43% trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm 29% GDP.
"Tính sơ bộ chỉ số ICOR của 3 khu vực kinh tế, kinh tế ngoài nhà nước ICOR luôn thấp hơn khu vực kinh tế nhà nước, đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả hơn. Như vậy, phân bổ nguồn lực của chúng ta có vấn đề, ưu tiên của chúng ta có vấn đề.
Đáng buồn là ICOR trong suốt 15 năm của chúng ta không hề giảm, hệ số chung từ 4,3-5 lần, xu thế gần như không giảm, đây là điều đáng buồn cho nền kinh tế chúng ta". - ông Lực nói.
Có thể bạn quan tâm
15:29, 10/07/2018
15:01, 10/07/2018
14:53, 10/07/2018
14:29, 10/07/2018
13:25, 10/07/2018
01:00, 09/07/2018
02:02, 12/04/2018
05:08, 16/02/2018
11:17, 21/01/2018
05:21, 08/02/2018
11:25, 01/01/2018
Theo TS. Cấn Văn Lực hiện nguồn vốn còn khá khập khiễng, chưa có sự cân đối khi lượng lớn nguồn vốn còn tập trung nhiều từ ngành ngân hàng. Cụ thể, với vốn tín dụng dành cho khu vực tư nhân, riêng ngân hàng chiếm khoảng 41-42% nguồn vốn cho khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là cho vay cá thể, hộ kinh doanh chiếm khoảng 30%. Trong khi đó, nguồn vốn nhà nước còn có hai quỹ rất quan trọng dường như bị bỏ quên và ít dùng đến đó là quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vẫn theo TS. Cấn Văn Lực, nguồn vốn từ kênh chứng khoán hiện nay vẫn chưa phải là nhiều, trong năm 2017, tổng số vốn huy động từ thị trường chứng khoán đạt khoảng 417.000 tỷ. Rõ ràng thị trường này chưa phải là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, quy mô chỉ tương đương với quy mô huy động vốn của một ngân hàng cỡ khá ở Việt Nam, trong khi quy mô huy động vốn từ hệ thống ngân hàng khoảng 7 triệu tỷ đồng. Như vậy so sánh cho thấy kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán còn rất khiêm tốn.
Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp thuộc nền kinh tế tư nhân còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn theo TS Lực, thứ nhất đó chính là việc thiếu thông tin. “Cả về phía doanh nghiệp, cơ quan quản lý, phía ngân hàng đều thiếu thông tin, thông tin minh bạch chính là điều kiện vô cùng quan trọng để có thể giải quyết vấn đề này”. - ông Lực nhìn nhận.
Nguyên nhân thứ hai, các chương trình của Chính phủ chưa được phát triển tốt, chương trình luật bảo lãnh, chương trình về quỹ hỗ trợ DNNVV. Tiếp theo là còn thiếu các dịch vụ đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp như: đào tạo, tư vấn, thông tin…
Về phía các TCTD, một số TCTD chưa thực sự “mặn mà” đối với cho vay doanh nghiệp tư nhân (một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao).
Về giải pháp, đối với cơ quan quản lý, cần đẩy mạnh 4 đột phá (nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng; thể chế - môi trường cạnh tranh bình đẳng và đổi mới, sáng tạo; và khoa học-công nghệ). Đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế (nhất là DNNN và hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu…)
Đối với khu vực kinh tế tư nhân cần minh bạch hoạt động, báo cáo tài chính, có thiện chí hợp tác, phối hợp với TCTD trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp, chủ động tăng hiểu biết về tài chính-tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ (nên có chuyên viên về quản lý tài chính/vốn).
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa cả 3 bên Chính phủ, doanh nghiệp và các TCTD, họ cần tập trung cải thiện 3 yếu tố giúp phát triển khu vực kinh tế tư nhân: tính bài bản, tính chuyên nghiệp và sự minh bạch.