Doanh nghiệp chưa "thuận" với phương pháp trị giá tính thuế hải quan

Diendandoanhnghiep.vn Gần 40% thành viên Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng họ thường xuyên gặp phải sự chất vấn về trị giá khai báo tại hải quan cửa khẩu.

Đó là chia sẻ của ông Nicolas Audier - Đồng Chủ tịch EuroCham về một kết quả kháo sát mới đây của doanh nghiệp thành viên EuroCham liên quan đến hoạt động hải quan được thực hiện bởi Tiểu ban Vận tải và Hậu cần.  

Theo đó, cuộc khảo sát cho thấy, những quan ngại của các thành viên EuroCham về chất lượng cùa quá trình tham vấn giá được thực hiện bởi hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, mức đánh giá về nội dung "kiến thức kỹ thuật của nhân viên Hải quan về phương pháp xác định trị giá" đạt được điểm số ở mức trung bình. 

Doanh nghiệp khó cung cấp được hồ sơ khi thông quan tại cửa khẩu

Thông

Doanh nghiệp chưa "thuận" với phương pháp trị giá tính thuế hải quan. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Lý giải một trong những nguyên nhân của việc thực hiện báo cáo này, đại diện EuroCham chia sẻ, các thành viên EuroCham hoan nghênh việc Thông tư 39/2018/TT-BTC (Thông tư 39) đã làm rõ hơn các thông tin liên quan đến cơ sở để tham vấn giá, và cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hải quan. Tuy nhiên, việc Thông tư yêu cẩu quá trình xác minh các cơ sở trên phải được thực hiện ngay tại thời điểm thông quan với hải quan cửa khẩu thay vì chuyển sang sau thông quan dường như không tạo ra nhiều tác động đến việc cải thiện chất lượng xác minh của hải quan.

Cụ thể, Thông tư 39 yêu cầu người kê khai hàng hóa nhập khẩu phải chứng minh với hải quan cửa khẩu rằng, họ đủ điểu kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch bằng cách xuất trình chứng từ theo quy định trong Thông tư. Trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ có thể chứng minh họ đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thông qua các hồ sơ kế toán. Việc cung cấp các hổ sơ này tại điểm thông quan cửa khẩu là không thực tế.

Liên quan đến quá trình tham vấn giá, theo EuroCham, một số tồn tại trước đây vẫn chưa được giải quỵết. Cụ thể, các doanh nghiệp thành viên EuroCham phản hồi rằng, những tồn tại liên quan đến việc, cơ quan hải quan cửa khẩu cung cấp thông tin chưa rõ ràng về "cơ sở" bác bỏ trị giá khai báo hoặc cách thức xác định trị giá tính thuế hải quan mới mà cơ quan hải quan cho rằng nên áp dụng.

Ngoài ra, cũng theo EuroCham, cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo thường dựa trên "hình thức" chứ không dựa trên "bản chất" của giao dịch hoặc cơ quan hải quan chỉ thông báo rằng "cách trình bày và tài liệu hỗ trợ không đầy đủ' mà không cung cấp thêm bất kì bằng chứng nào chỉ rõ cơ sở không chấp nhận trị giá giao dịch.

Đối với hàng hóa phi thương mại (không có quy trình tham vấn giá chính thức), trị giá tính thuế thường do cơ quan hải quan tự đánh giá và thông báo cho nhà nhập khẩu. Theo đó, các nhà nhập khẩu không nhận được bất kì giải thích rõ ràng nào vể căn cứ tính giá, cũng như không có cơ chế chính thức nào để phản hồi haỵ chất vấn vế trị giá được thông báo.

Thêm nữa, việc một số nhân viên cơ quan hải quan cửa khẩu không được trang bị kiến thức đầy đủ về phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan đã khiến quá trình tham vấn giá không hiệu quả. Điếu này cũng khiến cho quy trình thông quan và xác minh bởi cơ quan hải quan tốn nhiều thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp thay vì trở thành một kênh hỗ trợ cải thiện tính tuân thủ của người kê khai trong tương lai.

Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Trong khi đó, tính minh bạch, khả năng đoán định và việc áp dụng nhất quán các quy định hải quan là những yếu tố chính khi các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia xem xét khi đầu tư dài hạn vào Việt Nam.

Việc các doanh nghiệp không thể chắc chắn về khả năng cơ quan hải quan chấp nhận các trị giá khai báo khiến các doanh nghiệp khó lập kế hoạch tài chính. Điều này cũng tạo ra rào cản để thành lập một cơ chế tham giá cởi mở và được ghi nhận lại một cách chính thức.

Xuất phát từ những tồn tại như vậy, EuroCham kiến nghị, các cơ quan liên quan tập trung hơn nữa vào việc cải thiện chất lượng và tính nhất quán của quy trình tham vấn giá.

Cụ thể, "cơ quan hải quan cần ban hành các quy định, hướng dẫn rõ, người kê khai cẩn đưa ra loại tài liệu nào trong quy trình tham ván giá (so sánh với các tài liệu phải đưa ra trong quá trình kiểm tra sau thông quan) để hỗ trợ việc chứng minh trị giá giao dịch, đặc biệt là giao dịch giữa các bên có mối quan hệ đặc biệt", ông Nicolas nhấn mạnh.

Theo đó, nhân viên cơ quan hải quan cửa khẩu nên thường xuyên tham gia các đợt đào tạo nâng cao năng lực để tăng cường cách hiểu vể phương pháp xác định trị giá tính thuế, cũng như thực tiễn lĩnh vực và ngành kinh doanh, để đảm bảo quy trình tham vấn giá được công bằng và hiệu quả hơn.

Cuối cùng, "trong quá trình đánh giá để chấp nhận trị giá giao dịch, cần có hướng dẫn chính thức về cách thức mà hải quan sẽ xem xét sử dụng các thông tin trong các tài liệu và chính sách chuyển giá của doanh nghiệp, và thủ tục tham vấn giá cần được mở rộng để bao gồm hàng hóa nhập khẩu phi thương mại", đại diện EuroCham kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp chưa "thuận" với phương pháp trị giá tính thuế hải quan tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714132203 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714132203 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10