Doanh nghiệp chuyển đổi số đối mặt với những thách thức gì?

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số cần chú ý phải xây dựng một chiến lược rõ ràng, từng bước tiến hành chuyển đổi và có sự phối hợp nhuần nhuyễn từ con người đến công nghệ.

Trao đổi với Báo DĐDN ông Đặng Vân Phúc – Founder CTCP Liên minh các dự án ứng dụng công nghệ Onpun cho biết, doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số cần chú ý phải xây dựng một chiến lược rõ ràng, từng bước tiến hành chuyển đổi và có sự phối hợp nhuần nhuyễn từ con người đến công nghệ.

- Thưa ông, việc doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số sẽ đem lại những lợi ích gì doanh nghiệp? Đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất khi áp dụng sản xuất thông minh?

Chuyển đổi số là một hình thức áp dụng các công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) vào trong sản xuất, kinh doanh. Yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp đạt được chính là hiệu quả trong quá trình sản xuất và các sản phẩm sẽ có chất lượng tốt hơn, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường sẽ nhanh hơn. Một điều rất quan trọng là tăng hiệu quả trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có các điều chỉnh phù hợp từ các tham số, thông số từ sản xuất kinh doanh cho đến người tiêu dùng. Từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường,  nắm bắt và đưa ra các sản phẩm phù hợp xu hướng sớm hơn.

Đối với doanh nghiệp sản xuất khi áp dụng sản xuất thông minh chi phí quản lý, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, đa dạng hóa sản phẩm. Khi áp dụng sản xuất thông minh, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian sản xuất, đưa ra sản phẩm ra thị trường nhanh hơn. Điều này giúp cho quay vòng vốn nhanh hơn.

Áp dụng sản xuất thông minh, doanh nghiệp sẽ có dữ liệu về quy trình sản xuất: truy xuất, theo dõi các sản phẩm từ giai đoạn sản xuất đến tay người tiêu dùng và nhận lại phản hồi từ người tiêu dùng, giúp nhà sản xuất cải tiến liên tục và đáp ứng nhu cầu tốt hơn của thị trường.

Từ nguồn dữ liệu thu được từ quá trình sản xuất thông minh, doanh nghiệp sẽ nắm thế chủ động hơn trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu trên thị trường.

- Trong chuyển đổi số doanh nghiệp theo ông đâu sẽ là những yếu tố quan trọng?

Trong chuyển đổi số, nhìn chung các yếu tố quan trong bao gồm hạ tầng như máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất thứ hai là hệ thống áp dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất kinh doanh, các quy trình kỹ thuật trong quản lý. Yếu tố rất quan trọng đó là con người, con người ở đây bao gồm yếu tố con người lãnh đạo và con người sản xuất. Các yếu tố này  phối hợp nhuần nhuyễn với nhau.

Hệ thống quản lý thông tin nếu không được hỗ trợ và dữ liệu không chính xác từ đầu, không phản ánh được từ thị trường, từ sản xuất và điều đặc biệt quan trọng hơn nữa là việc đảm bảo an toàn thông tin không được đảm bảo dẫn đến áp dụng sản xuất thông minh không được đảm bảo.

Về vai trò của người lãnh đạo, trước đây khi chưa áp dụng công nghệ vào trong quy trình sản xuất kinh doanh ví dụ như áp dụng ERP (Enterprise Resource Planning ) thì trong khoảng chục năm nhiều người cho rằng nó là con dao đa năng nhưng kết quả lại thất bại do nhận thức rằng chỉ cần triển khai một hệ thống nhà máy sản xuất là có thể tự động chạy được. Đây là sự nhầm lẫn. Chính vì thế vai trò của nhà lãnh đạo là rất quan trọng, là tiên phong định hướng để triển khai. Bản thân họ là những người đưa ra chính sách áp dụng, ngoài việc áp dụng vào hệ thống máy móc, phần mềm, chương trình quản lý thì điều tiên quyết họ là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ  nhận thức cho nhân viên, toàn thể nhân viên phải tuân thủ.

- Hiện khi chuyển đổi số doanh nghiệp Việt đang chịu những khó khăn gì thưa ông?

Khi nói về khó khăn của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đang hoạt động khi họ tiến hành chuyển đổi số sẽ phải áp dụng công nghệ mới sẽ dẫn đến vấn đề chi phí đầu tư rất lớn. Chi phí đó bao gồm chi phí cho máy móc công nghệ, thay đổi dây chuyền sản xuất, thay đổi hệ thống quản lý, con người, hệ thống đào tạo.

Nhưng đối với doanh nghiệp start-up, khó khăn không đến từ việc thay đổi công nghệ do ngay từ đầu đã xác định sử dụng các công nghệ mới, đổi mới sáng tạo trong quá trình kinh doanh. Khó khăn lớn nhất của họ nằm ở khung pháp lý chưa sẵn sàng. Ngoài ra, start-up còn gặp khó trong vấn đề lòng tin và lộ trình thực hiện. Quá trình xây dựng lộ trình không được tốt, không tạo được lòng tin trong quá trình chuyển đổi số.

-  Vậy khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, theo ông họ nên chú ý nhất điều gì?

Chúng ta cần xây dựng lộ trình thực hiện quá trình chuyển đổi số, không thể một lúc áp dụng ngay vào nhà máy được. Lộ trình thực hiện đầu tiên về máy móc thay thế cần có quy trình, hướng dẫn cán bộ công nhân viên tuân thủ.

Trong quá trình chuyển đổi số, con người là yếu tố quan trọng nhưng không thể thay thế ngay lập tức 100% mà phải có lộ trình thực hiện việc tuyển dụng.

Doanh nghiệp cần phải có mục tiêu, tầm nhìn để xây dựng một lộ trình chuyển đổi số phù hợp, chiến lược rõ ràng và không được nóng vội. Doanh nghiệp chuyển đổi số phải nhắm đến kết quả sản phẩm đưa ra thị trường đáp ứng người tiêu dùng và đồng thời đón bắt xu thế mới của thị trường. Tránh đầu tư dàn trải, cần tập trung đầu tư vào thế mạnh của doanh nghiệp

Xin cảm ơn ông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp chuyển đổi số đối mặt với những thách thức gì? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713980671 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713980671 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10