DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Bamboo Airways xin hỗ trợ và chuyện bình đẳng giữa các hãng hàng không

NHA TRANG 21/03/2021 15:52

Việc hỗ trợ này không nên được xem như “con cá” dành riêng cho ngành hàng không, mà phải xác định đó là “món đầu tư” về lâu về dài của Nhà nước dành cho toàn bộ nền kinh tế.

Theo Báo Chính phủ, Bamboo Airways vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét và có ý kiến đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế để các Ngân hàng thương mại cho vay và hỗ trợ Bamboo Airways nguồn tài chính thông qua chính sách lãi suất ưu đãi.

Cụ thể, Bamboo Airways kiến nghị được hỗ trợ lãi suất vay các Ngân hàng thương mại với tổng hạn mức vay vốn dài hạn 5.000 tỷ đồng, đồng thời áp dụng mức lãi suất và các điều kiện vay ưu đãi hoặc xem xét cho phép Bamboo Airways được tiếp cận khoản vay ưu đãi 5.000 tỷ đồng lãi suất 0% theo hình thức NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.

Bamboo Airways đề nghị được vay ưu đãi 5.000 tỷ đồng lãi suất 0% theo hình thức NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.

Bamboo Airways đề nghị được vay ưu đãi 5.000 tỷ đồng lãi suất 0% theo hình thức NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.

Hãng này cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét và có ý kiến đề xuất Chính phủ và Quốc hội tăng thêm thời gian hỗ trợ và nâng mức miễn giảm (có thể giảm 100%) đối với các chính sách giảm giá dịch vụ, giảm thuế đã được ban hành. Cụ thể, với thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay, để nghị tăng mức miễn giảm từ 30% lên 50%.

Đối với chính sách giảm giá dịch vụ cất hạ cánh, điều hành bay, Bamboo Airways đề nghị tăng thêm thời gian hỗ trợ từ tháng 10/2020 đến hết tháng 12/2021. Đồng thời ban hành thêm các chính sách, miễn giảm thêm các loại thuế phí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không và góp phần kích cầu thị trường.

Về hỗ trợ người lao động, Bamboo Airways đề nghị gia hạn thêm thời gian áp dụng các chính sách hỗ trợ đồng thời cho phép người lao động và người sử dụng lao động được hưởng đồng thời cùng một lúc nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Đánh giá tác động và hiệu quả của các chính sách đã ban hành, Bamboo Airways cho biết: Ngày 9/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19. Tuy nhiên các giải pháp này thực tế chưa hỗ trợ được nhiều đối với người lao động do thời gian hỗ trợ ngắn (áp dụng tối đa 3 tháng đối với các chính sách hỗ trợ bằng tiền, không quá 12 tháng đối với các chính sách vay và giãn hoãn đóng quỹ hưu trí, tử tuất).

Bamboo Airways đã được áp dụng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng. Mức đóng quỹ không lớn nên tác động hỗ trợ của chính sách đến người lao động và Bamboo Airways hầu như không đáng kể.

Đồng hành cùng với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid 19, Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong đó, đối với ngành hàng không, Chính phủ đã ban hành chính sách giảm 50% giá dịch vụ cất, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa và áp dụng khung giá với mức tối thiếu 0 đồng đối với dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá từ tháng 3/2020 đến hết tháng 9/2020(Nghị quyết 84/NQ-CP).

Đồng thời, đề xuất của Chính phủ về việc giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn áp dụng từ 1/8/2020 - 31/12/2021.

Các giải pháp này trên thực tế chỉ hỗ trợ được phần nào cho các hãng hàng không nói chung và Bamboo Airways nói riêng do phạm vi hỗ trợ còn hạn chế và thời gian hỗ trợ ngắn (chỉ đến hết tháng 9/2020 đối với chính sách giảm giá dịch vụ cất hạ cánh và điều hành bay).

Tổng chi phí ước tính mà Bamboo Airways được giảm do các chính sách kể trên trong năm 2020 chỉ ở mức 120 tỷ đồng (trong đó 70 tỷ đồng đến từ giảm thuế nhiên liệu bay, 27 tỷ đồng đến từ chính sách giảm 50% giá dịch vụ cất hạ cánh và 23 tỷ đồng đến từ chính sách giảm giá điều hành bay).

Mức giảm này chỉ chiếm 1,4% trong tổng chi phí hoạt động của Bamboo Airways. Bên cạnh đó, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, các ngân hàng cũng đã triển khai các chính sách cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi cho các khách hàng.

Tuy nhiên, tác động của các chính sách này đối với các hãng hàng không còn hạn chế. Ngoài việc được cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, chính sách miễn giảm lãi chỉ được áp dụng ở một số ngân hàng với mức giảm thấp (chỉ khoảng từ 0,5% - 1%) và thời gian áp dụng ngắn (dưới 6 tháng).

“Các chính sách đã được ban hành chưa thực sự hỗ trợ được các doanh nghiệp ngành hàng không nói chung và Bamboo Airways nói riêng”, lãnh đạo Bamboo Airways khẳng định.

Trong năm 2020, Bamboo tuyên bố có lãi trước thuế trên 400 tỷ.Trong thông cáo báo chí hồi đầu tháng 3 của Bamboo Airways, hãng cho biết hiện đang nắm 20% thị phần nội địa và tuyên bố hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần trong năm 2021.

Trước kết quả kinh doanh có vẻ khả quan cùng đề xuất của Bamboo Airways, nhiều ý kiến cho rằng cần đưa kết quả kinh doanh của các đơn vị vào hệ tham chiếu để xây dựng các gói chính sách hỗ trợ cho từng hãng bay; Thậm chí, đặt vấn đề các hãng làm ăn có lãi rồi thì có cần phải được hỗ trợ nữa không?

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không cho rằng: việc các hãng bay tư nhân xoay xở để mang về nhiều nguồn thu thể hiện “giải pháp chủ động của doanh nghiệp thay vì trông chờ được hỗ trợ”. Đó thậm chí còn phải là yêu tố ưu tiên khi xem xét gói hỗ trợ.

Đại diện Bamboo Airways cũng nhiều lần khẳng định quan điểm, điều mà hãng mong muốn là các doanh nghiệp hàng không trong nước đều được bình đẳng trong việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân.

“Chúng tôi không mong được ưu tiên. Chúng tôi chỉ mong được đối xử bình đẳng”, lãnh đạo Bamboo Airways nói.

Đại diện một hãng hàng không tư nhân khác là Vietjet cũng bày tỏ quan điểm, một trong những nền tảng của mục tiêu "hùng cường" là hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp nông thôn, các công ty khởi nghiệp. Để làm được điều này, cần đổi mới tư duy, cần sự quyết liệt, hiệu quả bằng chính sách thống nhất xuyên suốt từ Chính phủ, bộ ngành, địa phương.

Các chuyên gia cũng cho rằng, sự bền bỉ của các doanh nghiệp tư nhân dù mãnh liệt đến đâu, nếu thiếu đi sự đối xử công bằng trong chính sách từ nhà quản lý, thì rồi cũng sẽ “mong manh” dần.

Các chuyên gia cũng cho rằng, sự bền bỉ của các doanh nghiệp tư nhân dù mãnh liệt đến đâu, nếu thiếu đi sự đối xử công bằng trong chính sách từ nhà quản lý, thì rồi cũng sẽ “mong manh” dần.

"Khi đó chúng ta sẽ có một quốc gia đổi mới, cải cách để thu hút được các nguồn lực", lãnh đạo Vietjet nói, mong muốn Chính phủ kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp với nhau.

Các chuyên gia cũng cho rằng, sự bền bỉ của các doanh nghiệp tư nhân dù mãnh liệt đến đâu, nếu thiếu đi sự đối xử công bằng trong chính sách từ nhà quản lý, thì rồi cũng sẽ “mong manh” dần.

Trung tuần tháng 3 vừa qua, trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng đã tiếp tục nhấn mạnh: cần tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ bổ sung, đưa chính sách phù hợp, phục hồi những ngành bị ảnh hưởng, đặc biệt là du lịch và hàng không.

Khi chủ trương hỗ trợ toàn ngành đã được Chính phủ nhiều lần cam kết, thì vấn đề đặt ra hiện giờ là phương thức hỗ trợ như thế nào là bảo đảm công bằng, mang lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước, xã hội và nền kinh tế nói chung.

Xét ở mặt bình diện xã hội theo đóng góp cho GDP, khối doanh nghiệp tư nhân hiện đang đóng góp gần 70-80%. Chưa kể các doanh nghiệp khối tư nhân thành lập và kinh doanh bằng chính dòng tiền riêng thay vì vốn nhà nước, nên yêu cầu về sự hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này càng phải được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn khó khăn.

Bình luận về những dữ kiện này trên báo Thanh Niên, PGS-TS Ngô Trí Long nhận xét, việc tạo mọi cơ hội để các doanh nghiệp có thể khai thác và có một môi trường bình đẳng, công khai và minh bạch đối với tất cả mọi doanh nghiệp, xét cho cùng, cũng chính là thực hiện tối ưu nhất vai trò kinh tế của Nhà nước.

Hỗ trợ để “hồi phục trong dài hạn” là yếu tố được nhiều chuyên gia nhấn mạnh khi bàn về điểm nóng này.

PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, bày tỏ quan điểm rằng cần có chiến lược hỗ trợ các hãng hàng không theo tầm nhìn quốc gia.

“Chính phủ cần có chiến lược cho hàng không Việt Nam với tư cách là tổng thể sức mạnh gồm các hãng hàng không đang bay hiện nay, có chiến lược chung và cùng với các hãng thiết kế ra một chiến lược sống còn và trỗi dậy sau đại dịch Covid-19”, ông Trần Đình Thiên nói.

Còn theo TS Trương Văn Phước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nhận định, Quốc gia nào cũng phải hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế, trong đó có ngành hàng không, bằng các hình thức cấp tín dụng để trả lương cho người lao động với lãi suất ưu đãi hoặc cho không; miễn, giảm thuế, phí, giá dịch vụ của các nhà cung cấp liên dịch vụ liên quan và hỗ trợ các hãng hàng không tăng năng lực về vốn thông qua các nghiệp vụ tài chính,… Để áp dụng hiệu quả tại Việt Nam, cần xây dựng một hệ thống tiêu chí công khai, minh bạch trong hỗ trợ các doanh nghiệp để vượt qua đại dịch, không nên phân biệt việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Trong đó, phải cân nhắc sự đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, sức lan tỏa của ngành cho nền kinh tế và cũng cần tính đến vai trò của doanh nghiệp đó trong phục vụ cho an ninh - quốc phòng của đất nước.

Có thể nói, hàng không hiện là phương thức kết nối các ngành kinh tế, nền kinh tế nhanh nhất, trực tiếp nhất và hiệu quả nhất. Việc hỗ trợ này không nên được xem như “con cá” dành riêng cho ngành hàng không, mà phải xác định đó là “món đầu tư” về lâu về dài của Nhà nước dành cho toàn bộ nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu hàng không: Còn nhiều dư địa tăng trưởng?

    Cổ phiếu hàng không: Còn nhiều dư địa tăng trưởng?

    06:00, 19/03/2021

  • Quay cuồng giữa

    Quay cuồng giữa "bão dịch", hàng không Tín Nghĩa chưa "khai sinh" đã "khai tử"

    11:00, 11/03/2021

  • Nên gửi hàng đi Malaysia bằng đường biển hay đường hàng không?

    Nên gửi hàng đi Malaysia bằng đường biển hay đường hàng không?

    10:08, 08/03/2021

  • Vì sao dự án trung tâm logistics hàng không tại Cần Thơ hấp dẫn nhà đầu tư?

    Vì sao dự án trung tâm logistics hàng không tại Cần Thơ hấp dẫn nhà đầu tư?

    15:27, 05/03/2021

  • Vietjet khai thác trở lại đường bay tới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

    Vietjet khai thác trở lại đường bay tới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

    08:50, 03/03/2021

  • Hãng hàng không tiếp tục

    Hãng hàng không tiếp tục "đốt" tiền năm 2021

    04:00, 03/03/2021

  • Cục hàng không sẽ rà soát việc hoàn, trả vé của các hãng do ảnh hưởng dịch COVID-19

    Cục hàng không sẽ rà soát việc hoàn, trả vé của các hãng do ảnh hưởng dịch COVID-19

    19:17, 02/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Bamboo Airways xin hỗ trợ và chuyện bình đẳng giữa các hãng hàng không
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO