Chia sẻ tại Hội nghị bất động sản mới đây, ông Lê Tự Minh - Chủ tịch IMG cho biết, pháp lý có sự chồng chéo, cấp thực thi không thực hiện và không dám làm khiến dự án gặp khó.
>>Quy hoạch "băm nát" đường Lê Văn Lương
Cụ thể, theo ông Lê Tự Minh - Chủ tịch Công ty CP đầu tư IMG (IMG), khó khăn nhất hiện nay của các doanh nghiệp bất động sản là pháp lý chứ không phải vấn đề ngân hàng. Pháp lý có sự chồng chéo, cùng 1 vấn đề, 1 quy định nhưng nhiều cách hiểu, cấp thực thi không thực hiện và không dám làm, chủ yếu là cấp địa phương.
""Lệ làng" ở nhiều nơi rất to, không làm cũng không sao và các doanh nghiệp rất cơ cực" - ông Lê Tự Minh chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo IMG: "Ở doanh nghiệp, chúng tôi giao việc kèm thời hạn, cán bộ sai thời hạn mà không có lý do chính đáng, không được cấp trên đồng ý điều chỉnh thì sẽ bị phạt hoặc chuyển công tác. Tuy nhiên cán bộ nhà nước có chậm hoặc không làm cũng không sao. Chúng ta hiểu rõ, thất thoát do chậm trễ tiến độ lớn hơn thất thoát do tham ô".
Do đó, theo ông Minh, cần có nghị định rõ ràng về việc phân quyền và trách nhiệm của các cấp, trong đó quy định rõ: nội dung hoàn thành, thời gian hoàn thành, trách nhiệm nếu để quá hạn.
Ghi nhận tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung cũng cho biết tâm lý e dè, đùn đẩy, né tránh, chờ phải có hướng dẫn hoặc chỉ đạo của Trung ương thì địa phương mới thực hiện hoặc chờ các văn bản khẳng định thẩm quyền của địa phương thì mới triển khai hoặc cho rằng, cơ quan quản lý địa phương thực hiện khác nhau nên chờ cơ quan Trung ương có ý kiến cho chắc.
"Đây là hiện tượng khá phổ biến và gây khó khăn, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc" - ông Đỗ Thành Trung cho biết.
>>Gỡ khó thị trường bất động sản trên tinh thần "rõ đến đâu xử lý đến đó"
Trên thực tế, thời gian qua, tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ không chỉ diễn ra đơn lẻ mà diễn ra ở nhiều địa phương, cả một số bộ, ngành Trung ương.
Báo cáo tại Kỳ họp thứ năm diễn ra vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thẳng thắn chỉ ra rằng hiện trạng này không chỉ diễn ra đơn lẻ mà diễn ra ở nhiều địa phương, cả một số bộ, ngành Trung ương, trong một bộ phận công chức, trong các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai, bất động sản, mua sắm trang thiết bị khu vực công, thủ tục hành chính đầu tư cho phát triển doanh nghiệp, cung ứng các dịch vụ trực tiếp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Trong khi đó, tại Nghị quyết 33 về các giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản, Chính phủ khẳng định sẽ kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm và sách nhiễu trong thực thi công vụ.
Đề xuất giải pháp tháo gỡ tình trạng này, ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện cần chủ động giải quyết những nhóm vướng mắc cho doanh nghiệp, bảo đảm có thời hạn giải quyết và có báo cáo theo định kỳ.
Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova cũng kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tháo gỡ triệt để các vướng mắc về pháp lý cho toàn bộ các dự án trên cả nước trong thời gian nhất định ngắn nhất trên nền tảng pháp luật nhất quán thông suốt từ Địa phương - Chính phủ - Quốc hội.
Đặc biệt làm rõ hơn kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để cán bộ địa phương có cơ sở pháp lý rõ ràng, nhằm an tâm quyết liệt hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sáng tạo đột phá góp phần cho một nước Việt Nam phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng cán bộ sợ sai không diễn ra đơn lẻ
00:00, 01/06/2023
Nghệ An: Địa phương sợ sai, thủ tục đất đai bị “tắc”
03:00, 15/12/2022
Quy hoạch "băm nát" đường Lê Văn Lương: Hà Nội thừa nhận một số sai phạm, xin rút kinh nghiệm
12:59, 20/07/2022
Giải ngân tiền hỗ trợ thuê trọ cho người lao động chậm do một số địa phương “sợ sai”
19:00, 04/07/2022