Doanh nghiệp điện tử cần liên kết và nâng cao năng suất trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Điện tử là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng lớn và đang là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Nhưng muốn phát triển bền vững và tiến sâu vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường sự liên kết và nâng cao năng suất.

Đây là những nội dung được đưa ra thảo luận tại Hội thảo "Thúc đẩy cơ hội liên kết trong chuỗi cung ứng ngành điện tử” do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh (HEPZA), Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức mới đây.

Muốn tham gia ngành công nghiệp chế tạo nói chung, ngành điện tử nói riêng, các doanh nghiệp phải xây dựng được tầm nhìn, chiến lược dài hạn, xác định rõ mục tiêu của mình trong khoảng thời gian nhất định.

Muốn tham gia ngành công nghiệp chế tạo nói chung, ngành điện tử nói riêng, các doanh nghiệp phải xây dựng được tầm nhìn, chiến lược dài hạn, xác định rõ mục tiêu của mình trong khoảng thời gian nhất định.

Kim ngạch cao nhưng tỷ lệ nội địa thấp

Ngành điện tử hiện nay đang có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay công nghiệp điện tử cũng là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút hơn 500.000 lao động; trong đó, có nhiều lao động chất lượng cao.

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM, ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử.

Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm 90% toàn ngành công nghệ thông tin, nhưng giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào lắp ráp và thực hiện dịch vụ thương mại.

Bà Trương Thị Chí Bình - Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho rằng: “Do ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu sản xuất nên các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chưa thể lớn mạnh và đóng góp tương xứng vào giá trị xuất khẩu hàng điện tử, dẫn tới khả năng cung ứng linh kiện nội địa còn quá thấp. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung ứng linh kiện và phụ tùng nội địa”.

Trong khi đó, khả năng cung ứng nội địa các linh kiện điện tử của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất thấp, chỉ có 6% linh kiện được sản xuất tại công ty, 16% linh kiện mua từ trực tiếp từ các công ty sản xuất trong nước, 1% linh kiện mua qua các công ty thương mại trong nước, còn lại 77% linh kiện phải nhập khẩu.

Đặc biệt, tỷ lệ nhập khẩu linh kiện điện, điện tử cơ bản chiếm tới 98,2%, tỷ lệ nhập khẩu linh kiện điện, điện tử chuyên dụng cũng lên tới 64% .

Bên cạnh việc chưa thể tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng khá khó khăn khi tham gia các chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu; trong đó, có nhiều thương hiệu lớn đang có mặt tại Việt Nam như Samsung, Canon…

Cần tầm nhìn và chiến lược dài hạn

Đối với quy trình chọn nhà cung cấp trong công nghiệp điện tử, theo các chuyên gia dựa trên ba tiêu chí là chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.

Ví dụ như quy trình lựa chọn nhà cung ứng cấp 1 của Samsung bao gồm nhiều công đoạn, từ tìm ra doanh nghiệp tiềm năng, đánh giá doanh nghiệp Việt Nam, xem xét có tiến hành giao dịch hay không, lựa chọn linh phụ kiện sẽ giao dịch, xem xét hàng mẫu, công ty mẹ phê duyệt, đăng ký làm nhà cung cấp, sản xuất hàng loạt và cung cấp. Toàn bộ quy trình có thể kéo dài hơn 1 năm. Hiện nay, số doanh nghiệp điện tử của Việt Nam có khả năng đáp ứng các yêu cầu trở thành nhà cung ứng cấp 1 của Samsung là rất ít.

Thực tế là doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất linh kiện theo tiêu chuẩn của Samsung, nhưng không thể làm được với giá mà Samsung yêu cầu. Vì vậy, vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ trình độ kỹ thuật mà còn ở giá cả và thời gian giao hàng.

Bà Bùi Thị Ninh - Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP. HCM (VCCI  HCM) cho biết, đặc thù của ngành điện tử nói chung là có tốc độ phát triển nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. Đây cũng là ngành công nghiệp hiện đại, có yêu cầu đầu tư lớn, cạnh tranh của thị trường gay gắt và độ rủi ro cao nhưng nếu phát triển đúng hướng sẽ thu lại lợi nhuận lớn.

Muốn tham gia ngành công nghiệp chế tạo nói chung, ngành điện tử nói riêng, các doanh nghiệp phải xây dựng được tầm nhìn, chiến lược dài hạn, xác định rõ mục tiêu của mình trong khoảng thời gian nhất định. Tiếp đó, phải thực sự chủ động trong việc sản xuất cũng như tiếp cận khách hàng.

Theo TS. Trương Thị Chí Bình, doanh nghiệp điện tử Việt Nam được người nước ngoài đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhưng chưa chủ động trong việc tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Quan trọng nhất, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường liên kết, xây dựng mạng lưới các nhà sản xuất trong nước, từ đó có sự phối hợp, điều tiết và nắm bắt cơ hội tốt nhất.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam tăng cường liên kết, VCCI cũng đã đưa ra sáng kiến xây dựng liên minh các doanh nghiệp điện tử nhằm tăng cường hợp tác, giải quyết các thách thức mà ngành phải đối mặt, từ đó góp phần nâng cao danh tiếng thương hiệu và khả năng cạnh tranh, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp điện tử cần liên kết và nâng cao năng suất trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714297286 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714297286 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10