Doanh nghiệp dược phải tự cứu mình trước khi “trời cứu”

HẠNH LÊ 24/08/2022 04:00

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp dược nên chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ chống giả tiên tiến, hiện đại để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình.

>>>Thủ đoạn làm giả thuốc và thực phẩm chức năng thách thức giải pháp phòng ngừa

“Hiệu thuốc trực tuyến” tràn lan

"Thật trái ngang khi công nghệ làm giả đã hiện đại đến mức có thể làm giả cả tem chống hàng giả trên các hộp thuốc và còn đẹp hơn cả tem chống giả thật" - PGS.TS Lê Văn Truyền - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo thực trạng thuốc giả ở Việt Nam đã mức nghiêm trọng khi mà ngày nào cũng có thông tin về thuốc giả bị phát hiện. Không chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ mới làm thuốc giả mà các cơ quan chức năng đã phát hiện cả một nhà máy đã được cấp chứng nhận GMP, trong thời gian chờ đợi được cấp số đăng ký để tổ chức sản xuất thì đã tranh thủ sản xuất tới vài triệu viên thuốc giả của một nhãn hàng nước ngoài. Loại thuốc này có tác dụng chữa ho, được sử dụng rất nhiều để chữa cac triệu chứng khi mắc Covid-19.

“Để xây dựng nhà máy sản xuất thuốc mất rất nhiều tiền nên việc sản xuất thuốc giả như vậy thì lãnh đạo công ty không khác nào là… tự sát" - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Văn Truyền cho biết.   

PGS.TS Lê Văn Truyền chia sẻ thông tin về thuốc giả (ảnh: Quốc Tuấn)

PGS.TS Lê Văn Truyền chia sẻ thông tin về thuốc giả (ảnh: Quốc Tuấn)

Về các mặt hàng thuốc bị làm giả, bà Nguyễn Diệu Hà - Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam cho biết: trong số các mẫu thuốc tân dược bị làm giả, đa số là kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng. Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc thật và giả khi để cạnh nhau. Tuy nhiên, với người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

Không chỉ có vậy, cập nhật thông tin mới nhất từ tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) và tổ chức Y tế thế giới, PGS.TS Lê Văn Truyền cảnh báo về sự xuất hiện của rất nhiều các loại thuốc giả trong đại dịch Covid-19, nhất là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ con người như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, sản phẩm vệ sinh và khử khuẩn… Đặc biệt, lợi dụng công nghệ thông tin để sản xuất, phân phối hàng giả đến người tiêu dùng thông qua nền tảng kết nối trực tuyến, mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin.

Những “hiệu thuốc trực tuyến” giả mạo, các kênh bán hàng qua mạng thường bán thuốc giả, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ kém chất lượng với giá rẻ. Trong khi đó, người dân hiện nay mua thuốc rất dễ, cứ đau đầu, hắt hơi sổ mũi là hỏi "bác sỹ Google", lấy đơn và mua thuốc 

Cách nào để “vô hiệu hoá”?

Theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, để bảo vệ lợi ích khách hàng và uy tín của doanh nghiệp dược, nhiều công nghệ chống hàng giả đang được các công ty áp dụng nhưng hiệu quả mang lại không đạt được như mong đợi.

PGS.TS Lê Văn Truyền đã phải thốt lên: sử dụng công nghệ cao, các đối tượng đã làm giả tem chống hàng giả với chất lượng in còn tốt hơn cả… tem thật. Tem chống hàng giả đã bị “vô hiệu hoá” một cách đơn giản. Đồng tình với PGS.TS Lê Văn Truyền, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam Nguyễn Diệu Hà cho biết: “Thật trái ngang khi công nghệ làm giả đã làm giả cả tem chống giả và còn đẹp hơn cả tem chống giả thật”.

Chủ động sử dụng các giải pháp công nghệ cao hơn để chống hàng giả là khuyến cáo của các chuyên gia trong cuộc chiến với thuốc giả (ảnh: Quốc Tuấn)

Chủ động sử dụng các giải pháp công nghệ cao hơn để chống hàng giả là khuyến cáo của các chuyên gia trong cuộc chiến với thuốc giả (ảnh: Quốc Tuấn)

Mặc dù vậy, các chuyên gia trong ngành vẫn nhấn mạnh việc nạn thuốc giả phải được ưu tiên hàng đầu. Chỉ có điều, các doanh nghiệp cần có cách tiếp cận chủ động hơn và đi nhanh hơn. PGS.TS Lê Văn Truyền khẳng định: khi giới tội phạm với lợi nhuận kếch xù của các hoạt động buôn lậu và hàng giả không ngần ngại đầu tư sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và buôn bán hàng giả, nếu các nhà quản lý và doanh nghiệp chân chính không sử dụng các giải pháp công nghệ cao hơn thì cuộc chiến chống hàng giả khó giành được kết quả như mong muốn để bảo vệ người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp dược nên chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ chống giả tiên tiến, hiện đại giải quyết hiệu quả nhất vấn nạn này để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm và sức mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc.

“Các chuyên gia khuyến khích chúng ta áp dụng công nghệ cao như blockchain, nhận dạng qua tần số vô tuyến và xử lý hình ảnh kỹ thuật số. Thông qua đó giúp người tiêu dùng và nhà quản lý nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ hình ảnh nhà sản xuất và sản phẩm, chống giả mạo…”  - PGS.TS Lê Văn Truyền cho biết. 

Có thể bạn quan tâm

  • Công lý nào cho những bệnh nhân dùng thuốc giả VN Pharma?

    Công lý nào cho những bệnh nhân dùng thuốc giả VN Pharma?

    05:10, 23/05/2022

  • Vụ VN Pharma: “Nhái” cả thuốc giả để bán cho người bệnh

    Vụ VN Pharma: “Nhái” cả thuốc giả để bán cho người bệnh

    00:02, 13/05/2022

  • Thuốc giả và tội ác

    Thuốc giả và tội ác

    03:00, 28/08/2021

  • Cách nào chặn “vấn nạn” thuốc giả, thuốc lậu?

    Cách nào chặn “vấn nạn” thuốc giả, thuốc lậu?

    01:33, 31/08/2019

  • TP HCM: Triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh thuốc giả

    TP HCM: Triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh thuốc giả

    11:05, 30/07/2019

  • Hải Phòng: Xét xử vụ án dùng than tre làm thuốc giả

    Hải Phòng: Xét xử vụ án dùng than tre làm thuốc giả

    03:02, 20/04/2019

  • Kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng cách nào?

    Kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng cách nào?

    15:19, 31/10/2018

  • Tình trạng thuốc giả của Việt Nam khá thấp

    Tình trạng thuốc giả của Việt Nam khá thấp

    15:06, 06/06/2018

  • “Chặn” thuốc giả, “truy” nguồn gốc thuốc theo xu hướng “4.0”

    “Chặn” thuốc giả, “truy” nguồn gốc thuốc theo xu hướng “4.0”

    01:12, 22/05/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp dược phải tự cứu mình trước khi “trời cứu”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO