Nhiều doanh nghiệp F&B đã tìm cách thích ứng linh hoạt, tận dụng chuyển đổi số để “mở đường” cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững.
>>Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp F&B trong mùa dịch tại Đà Nẵng
Xu hướng ngành F&B hiện nay được thấy qua chuyển đổi số. Mục đích nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ, đổi mới dữ liệu. Chuyển đổi số trong ngành F&B mang lại những cơ hội và khả năng giúp ngành phát triển và cạnh tranh với những đối thủ hiện tại.
Đại dịch COVID-19 đã có tác động tới thói quen tiêu dùng mới của các nhóm khách hàng từ thu nhập cao tới thu nhập trung bình tại Việt Nam. Với mức sống thu nhập cao, nhóm khách hàng thượng lưu được đáp ứng đầy đủ các tiện ích, dịch vụ và được bảo hộ trong các khu vực sống tách biệt, do đó thói quen tiêu dùng của họ ít bị thay đổi.
Trong khi đó khách hàng trung lưu hoặc người có thu nhập thấp, họ phải chật vật hơn trong giai đoạn dịch bệnh, do ảnh hưởng tài chính cá nhân, thu nhập suy giảm. Khi dịch bệnh đã tạm lắng, thông thường nhóm khách hàng này chủ yếu tập trung vào công việc và hạn chế việc nấu nướng, chính vì thế họ đi ăn ngoài và gọi giao đồ ăn nhiều hơn. Đây sẽ là lợi thế của ngành F&B khi trở lại “trạng thái bình thường mới.”
Nhìn ở góc độ tích cực, chưa bao giờ thị trường được chứng kiến sự cân bằng giữa các doanh nghiệp F&B Việt Nam và quốc tế như hiện nay. Người làm F&B tại Việt Nam bắt đầu có tư duy kinh doanh rõ ràng hơn thay vì theo cảm tính. Tôi cho rằng năm 2023, ngành F&B sẽ trở về với doanh số như đầu năm 2020.
Yếu tố công nghệ hỗ trợ đắc lực ngành F&B, điển hình như việc giảm thiểu thời gian làm việc của chủ kinh doanh, hạn chế chi phí nhân sự, dựa trên nền tảng số liệu giúp doanh nghiệp hoạch định phân tích, đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng. Có thể thấy rằng, những doanh nghiệp vận dụng chuyển đổi số thành công trên thị trường, hiện nay đã đi tới giai đoạn tăng trưởng, bứt phá.
Điểm yếu lớn nhất của ngành F&B là không có một hiệp hội chính thức nào hỗ trợ về nguồn vốn cho chủ doanh nghiệp, chủ yếu việc vay vốn vẫn dựa trên vay cá nhân hoặc vay tín chấp. Có những hiệp hội nhỏ như hội Bartender Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam,… nhưng chưa có hiệp hội chính thức nào dành cho chủ nhà hàng, café. Hơn nữa, pháp lý kinh doanh của doanh nghiệp ngành này cũng vô cùng đa dạng, từ hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH, công ty Cổ phần, thậm chí nhiều người chủ còn không đăng ký kinh doanh, dẫn đến sự khó khăn trong quản lý và sự trợ giúp từ chính phủ.
Cần có những kết nối giữa các ngân hàng, phối hợp với bên công ty tư vấn – hỗ trợ vận hành trong ngành F&B để đồng hành và hỗ trợ với các doanh nghiệp có nhu cầu vay. Điều này tạo nên sự kết nối giúp hai bên cùng có lợi, đặc biệt doanh nghiệp F&B được hoạch định, phân tích rõ ràng, đưa ra phương hướng kinh doanh khả thi để tránh những lãng phí xã hội.
Nhiều mô hình kinh doanh chưa có kế hoạch và hạch toán tài chính cụ thể nên khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính mà chủ yếu vẫn dựa vào vốn huy động từ người thân, bạn bè hoặc vay ngân hàng theo hình thức tiêu dùng cá nhân.
Hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng, khi đại dịch COVID-19 qua đi, thị trường kinh doanh F&B sẽ có thêm nhiều bước tiến và tín hiệu khả quan. Từ những kinh nghiệm thực tế đã được các doanh nghiệp F&B tích lũy và trang bị trong quá trình dịch bệnh diễn ra, đây sẽ là tiền đề giúp thị trường có thể thích nghi và tồn tại trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.
|
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp F&B trong mùa dịch tại Đà Nẵng
14:08, 22/11/2021
Doanh nghiệp F&B “thích ứng an toàn với COVID-19” để phục hồi sản xuất, kinh doanh
23:52, 22/10/2021
Xuất hiện làn sóng doanh nghiệp F&B trả mặt bằng
03:00, 13/10/2021
Giải pháp lội ngược dòng cho doanh nghiệp F&B?
12:50, 15/09/2021
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp F&B vượt đại dịch
16:51, 01/09/2021