Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B, đợt dịch Covid-19 lần này đã khiến hệ thống nhà hàng Vua Cua gần như tê liệt.
Vua Cua đã phải tạm đóng 4/5 nhà hàng. Cùng với đó, mục tiêu mở 40 điểm bán lẻ Vua Cua bike trong năm nay chỉ mới thực hiện được 6.
Thực trạng này dẫn đến tổng doanh số của Vua Cua giảm hơn 50%. Đồng thời, doanh nghiệp phải cho ngừng phần lớn các ca làm việc của nhân viên.
Làn sóng Covid-19 lần này ảnh hưởng gấp nhiều lần đến các doanh nghiệp, kinh tế chưa kịp phục hồi thì phần lớn doanh nghiệp đã phải đóng cửa "ngủ đông" hoặc suy giảm doanh số nặng nề. Dịch bệnh còn khiến khách hàng ngày càng xiết chặt chi tiêu và cắt giảm những khoản không cần thiết. Kể cả sau giãn cách, phải mất ít nhất từ 1-2 năm thì mọi thứ mới có thể trở lại bình thường.
Song, với kinh nghiệm rút ra từ 3 đợt bùng phát dịch trước đó, Vua Cua ý thức rằng phải tìm ra hướng đi mới để doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít nhất có thể, cũng như nguồn nhân lực được đảm bảo.
Chúng tôi đã cho ra mô hình Vua Cua bike để có thể tối ưu chi phí hoạt động và điểm bán. Đồng thời triển khai thêm các sản phẩm nông sản, thức ăn có thể dự trữ lâu ngày như bánh mì, bánh bao... với giá cả phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Với mô hình này, Vua Cua mong muốn 80% phục vụ cho phân khúc delivery và take away (giao hàng và mang đi), 20% ngồi tại chỗ dùng nhanh (sau giãn cách xã hội). Đây có thể xem là sự may mắn khi chúng tôi đưa ra được mô hình phù hợp với tình hình hiện tại.
Cạnh đó, chuỗi hệ thống này hiện không nhận đơn qua đối tác thứ ba, nhằm cắt giảm chi phí hoa hồng, thay vào đó bán với mức giá tốt hơn cho khách hàng.
Dẫn ra việc TP. HCM đang nỗ lực tiêm vaccine cho người dân, chúng tôi hy vọng những tháng cuối năm sẽ đỡ “u ám” hơn cho các doanh nghiệp. Vua Cua dự định sẽ đẩy mạnh bán hàng kênh delivery cũng như các hoạt động marketing nhầm tăng doanh số cho 3 tháng cuối năm. Đồng thời, tiếp tục mở rộng Vua Cua bike thêm 10-20 điểm.
Ở Mỹ, mỗi doanh nghiệp thuộc diện phải đóng cửa hoặc chỉ bán giao hàng đều được nhà nước hỗ trợ giảm thuế hoặc tiền bù lỗ. Chúng tôi nghĩ nhà nước Việt Nam cũng nên có những chính sách tương tự dù ít hay nhiều, để doanh nghiệp có thể tồn tại qua đợt khủng hoảng này. Ví dụ như có thể cho nộp chậm thuế hay bảo hiểm xã hội, hoặc hỗ trợ lương cơ bản cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Thiết lập “vùng xanh” lưu thông hàng hóa
02:00, 31/08/2021
Không để đất nông nghiệp bị hoang hóa
01:04, 30/08/2021
Cần có chiến lược phát triển nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
01:00, 28/08/2021
Áp dụng công nghệ để kết nối logistics
01:00, 26/08/2021
Xác lập đường đua chuyển đổi số
01:00, 24/08/2021