Doanh nghiệp hàng không chưa thể hồi phục, đề xuất "tiếp sức"

THY HẰNG 05/05/2022 11:00

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục ban hành chính sách “giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

>>Việt Nam sẽ trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại châu Á

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác phục vụ nhằm bảo đảm an toàn, an ninh hàng không trong dịp nghỉ lễ vừa qua, đồng thời đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không.

Cục hàng không dự báo, sản lượng hành khách trong năm 2022 ước đạt từ 42 – 47 triệu lượt, tăng từ 170 – 200% so với năm 2021, nhưng vẫn giảm trên 40% so với năm 2019.

Cục hàng không dự báo, sản lượng hành khách trong năm 2022 ước đạt từ 42 – 47 triệu lượt, tăng từ 170 – 200% so với năm 2021, nhưng vẫn giảm trên 40% so với năm 2019.

Dự báo giảm 40% sản lượng khách

Trong đó, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không, sân bay Việt Nam ước đạt 7,7 nghìn lần hạ cất cánh, giảm 12% so với cùng kỳ lễ 30/4 & 1/5 năm 2021. Lượng hành khách xấp xỉ 1.105 nghìn, giảm 3,3% so với cùng kỳ và chuyên chở 15,9 nghìn tấn hàng hóa, tăng 7,5%.

Như vậy, mặc dù được kỳ vọng là cao điểm giúp hàng không hồi phục, nhưng giai đoạn từ ngày 30/4 - 3/5, các hãng Hàng không Việt Nam thực hiện 3,6 nghìn chuyến bay giảm 13,5% so với cùng kỳ 2021.

Đáng lưu ý, Cục hàng không dự báo, sản lượng hành khách trong năm 2022 ước đạt từ 42 – 47 triệu lượt, tăng từ 170 – 200% so với năm 2021, nhưng vẫn giảm trên 40% so với năm 2019.

Tính riêng thị trường nội địa, lượng hành khách nội địa vận chuyển trong năm 2022 ước đạt từ 33 - 35 triệu lượt khách giảm từ 6 – 10% so với năm 2019. Sản lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1,524 triệu tấn hàng hoá, tăng 16,4% so với năm 2021 và tăng 21,2% so với năm 2019.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, thị trường hàng không nội địa có thể phục hồi từng bước, nhưng còn nhiều khó khăn, dự kiến đến hết năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách nội địa đạt gần về mức năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Riêng thị trường quốc tế sẽ cần một thời gian dài để phục hồi, dự kiến năm 2022 sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72-80% so với năm 2019.

Với tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận của các hãng hàng không chủ yếu đến từ thị trường vận chuyển quốc tế, thì dự kiến năm 2022, hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

Thêm vào đó, do các tình hình bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới giai đoạn vừa qua khiến giá nhiên liệu tăng đột biến, gây sức ép nặng nề lên chi phí của các hãng hàng không. Thậm chí, giai đoạn cuối tháng 3/2022 khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao.

Theo dữ liệu thống kê của IATA giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á ngày 1/4/2022 tăng cao ở mức 132,63 USD/thùng, ngày 29/4/2022 tiếp tục tăng lên tới 145,67 USD/thùng. Dự báo giá Jet A1 bình quân năm 2022 là 129,5 USD/thùng.

Thực tế có thể thấy, các hãng hàng không là trung tâm của dây chuyền cung cấp dịch vụ hàng không. Khi các hãng hàng không có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì và mở rộng tần suất khai thác các chuyến bay, chặng bay thì đồng thời cũng tạo doanh thu cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (gồm ACV, VDO, VATM, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xăng dầu như Skypec, Tapetco, Petrolimex, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ mặt đất, suất ăn hàng không…).

Để tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển trong tương lai, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục ban hành chính sách “giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không cũng đề xuất áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

>>Doanh nghiệp hàng không Việt vẫn đối diện với nhiều thách thức

Giảm VAT xuống 5% thuộc thẩm quyền Quốc hội

Trước đó, khó khăn chưa thể phục hồi, một số hãng hàng không đã kiến nghị lên Bộ Tài chính xin được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2022, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 5% và tiếp tục giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu bay từ 7% xuống còn 0%.

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục ban hành chính sách “giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục ban hành chính sách “giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Bộ Tài chính phản hồi, cho biết, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

Bộ cũng cho hay, trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, việc đặt vấn đề bổ sung thêm các giải pháp để hỗ trợ cho ngành hàng không cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước.

Bộ Tài chính thông tin, hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng nhiên liệu bay là 7%.

Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn (5%) trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (ví dụ như theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc).

Bên cạnh đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đang được quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế VAT.

“Do đó, kiến nghị giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội”, Bộ Tài chính khẳng định.

Bộ cũng cho biết, riêng đối với thuế VAT, hiện nay các doanh nghiệp hàng không cũng đang được hưởng lợi từ chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế VAT quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 nêu trên.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành hàng không.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam sẽ trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại châu Á

    00:05, 03/05/2022

  • Sân bay Long Thành sẽ là cảng hàng không trung chuyển lớn trong khu vực

    17:00, 02/05/2022

  • Bảo hiểm Hàng không ghi dấu ấn tuổi 14 với vị thế mới, khát vọng mới

    08:00, 27/04/2022

  • Lập hẳn hãng hàng không chuyên để… chở KOL miễn phí

    03:56, 25/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp hàng không chưa thể hồi phục, đề xuất "tiếp sức"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO