Doanh nghiệp “khốn đốn” hoàn thuế VAT: “Cơn sóng” lan sang ngành cao su

THY HẰNG 22/11/2022 04:25

Do chậm trễ của cơ quan thuế, hiện nay nhiều doanh nghiệp cao su bị “giam” từ 50-100 tỷ đồng.

>>>Xuất khẩu gỗ “khốn đốn” vì “nguồn gốc”

Việc chồng chéo trong thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đang làm các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ “khốn đốn”, nay “cơn sóng” này tiếp tục lan sang doanh nghiệp cao su, thậm chí tác động còn lớn hơn và kéo dài từ cuối năm 2021.

hiện nay nhiều doanh nghiệp cao su bị “giam” từ 50-100 tỷ đồng.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp cao su bị “giam” từ 50-100 tỷ đồng.

Theo ông Võ Hoài An, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, hiện nay các doanh nghiệp ngành cao su đang gặp khó khăn lớn về tài chính do số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đáng ra đã phải được các cơ quan thuế địa phương hoàn lại từ những quý giữa năm, nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào nhận được.

Cụ thể, theo ông An, để được hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp trước đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin hoàn thuế, sau đó chờ cơ quan thuế các địa phương xác minh hóa đơn, chứng từ chứng minh xuất xứ nguồn gốc và hoàn thiện các thủ tục.

Thông thường, thời gian xác minh tối đa 40 ngày từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều phải chờ từ 4-9 tháng vẫn chưa có kết quả từ cơ quan thuế.

Ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐQT Tập đoàn Cao su Việt Nam thông tin thêm, do chậm trễ của cơ quan thuế, hiện nay nhiều doanh nghiệp cao su bị “giam” từ 50-100 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 5 doanh nghiệp cao su lớn là thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam, số tiền thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn đã vào khoảng 290 tỷ đồng.

“Trong hoàn cảnh giá cao thu xuất khẩu đang ở mức thấp, các doanh nghiệp lại đang phải gồng mình trả lãi vay thì việc chậm hoàn thuế đang làm cho ngành cao su gặp khó khăn kép”, ông Thành nhận định.

Đại diện Công ty Hoa Sen Vàng bày tỏ bức xúc vì kể từ tháng 10/2021 đến nay, số tiền thuế GTGT chưa được hoàn của công ty này đã lên đến cả trăm tỉ đồng.

Được biết, công ty vẫn đang chờ cơ quan thuế kiểm tra xong hồ sơ mới được hoàn thuế, việc phải chờ đợi quá lâu khiến Hoa Sen Vàng rơi vào khó khăn. Trong khi đó, suốt 17 năm qua, Hoa Sen Vàng là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cao su sơ chế có cơ sở sản xuất kinh doanh tốt, được tặng bằng khen Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và được hưởng chế độ “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” trong việc hoàn thuế GTGT.

>>>Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng chưa bị Mỹ áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại

>>>Xuất khẩu gỗ bất ngờ “giảm tốc” do bão lạm phát

Cũng có vướng mắc tương tự, bà Trần Lệ Thu, đại diện Công ty TNHH thương mại Hòa Thuận cho hay, so với cùng kỳ tháng 9/2021, Công ty Hòa Thuận giảm 94% doanh thu, nhưng số thuế chưa được hoàn lên tới hơn 50 tỉ đồng. Tình trạng này khiến công ty phải cắt giảm một số hoạt động, không có vốn để nhận đơn hàng.

hời gian xác minh tối đa 40 ngày từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều phải chờ từ 4-9 tháng vẫn chưa có kết quả từ cơ quan thuế.

Thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều phải chờ từ 4-9 tháng vẫn chưa có kết quả hoàn thuế từ cơ quan thuế.

Để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong hoàn thuế giá trị gia tăng, theo VRA, Bộ Tài chính cần gấp rút rà soát lại danh mục các sản phẩm có rủi ro về hoàn thuế giá trị gia tăng, từ đó loại ra các mặt hàng, sản phẩm hoặc các trường hợp đã có quy định không cần kiểm tra tận gốc.

Bên cạnh đó, cần rà soát lại các văn bản hướng dẫn triển khai tại các cục thuế, cơ quan thuế địa phương để thống nhất cách thức triển khai quy trình kiểm tra; rà soát hồ sơ hoàn thuế; đồng thời đảm bảo các văn bản hướng dẫn thực thi giữa các bộ, ngành có nội hàm, đối tượng thống nhất, tránh tối đa tình trạng công văn của bộ này thì cho phép nhưng bộ khác không cho phép dẫn tới tình trạng chuyển qua chuyển lại giữa các cơ quan chức năng trong quá trình xác minh hồ sơ thuế, kéo dài thời gian hoàn thuế, gây khó về dòng tiền cho doanh nghiệp.

Cũng liên quan đến thuế GTGT, nhiều doanh nghiệp kiến nghị xem xét áp dụng chính sách thuế GTGT đối với mủ cao su sơ chế như những nông, thủy sản sơ chế khác (chính sách không phải kê khai, tính nộp thuế ở khâu kinh doanh thương mại khi nông, thủy sản đang sơ chế, chưa biến thành sản phẩm khác). Vì chính sách này chưa được áp dụng với mủ cao su sơ chế khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cao su thiên nhiên gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu gỗ “khốn đốn” vì “nguồn gốc”

    17:37, 11/11/2022

  • Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng chưa bị Mỹ áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại

    02:03, 24/08/2022

  • Thị trường lớn giảm đơn hàng, doanh thu xuất khẩu gỗ giảm gần 40%

    03:30, 29/07/2022

  • Xuất khẩu gỗ bất ngờ “giảm tốc” do bão lạm phát

    07:11, 15/07/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

    20:13, 10/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp “khốn đốn” hoàn thuế VAT: “Cơn sóng” lan sang ngành cao su
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO