Doanh nghiệp logistics gặp “thế kẹt” hạ tầng

Diendandoanhnghiep.vn Thế kẹt hạ tầng không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển khiến hàng hoá kéo dài thời gian chờ vào cảng, hạ tầng cho vận tải đa phương thức thiếu đồng bộ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

>>>Quảng Ninh thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng logistics

Theo ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng, hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp, trong khi đó giao thông bằng đường bộ vẫn là phương thức hoạt động chính khiến “kìm chân” sự phát triển của doanh nghiệp cũng như ngành logistics TP Thủ Đức, TP HCM.

Hiện mỗi ngày có khoảng 16.400 xe tải ra vào cảng, trung bình mỗi xe tải phải dừng chờ 2-3 giờ, kéo dài đến hàng trăm cây số.

Hiện mỗi ngày có khoảng 16.400 xe tải ra vào cảng Cát Lái, trung bình mỗi xe tải phải dừng chờ 2-3 giờ.

Cùng đó, các phương thức vận tải khác chưa được phát triển, các dự án đường cao tốc đường vành đai 3, 4 còn đang chậm tiến độ, chưa có quy hoạch phát triển đa phương thức giữa đường thủy, đường bộ và đường sắt để tăng tính linh hoạt cho các hoạt động vận tải xuất nhập khẩu, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Quy hoạch các khu công nghiệp sản xuất còn chồng chéo với khu dân cư gây tình trạng mất an toàn cho người dân, vẫn còn nhiều dự án quy hoạch bất động sản treo…

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Thủ Đức cũng đồng ý điểm yếu lớn nhất của ngành logistics Thủ Đức là hệ thống kết nối đường bộ với cảng không đồng bộ.

“Hiện mỗi ngày có khoảng 16.400 xe tải ra vào cảng Cát Lái, trung bình mỗi xe tải phải dừng chờ 2-3 giờ, kéo dài đến hàng trăm cây số. Đây là thế kẹt về hạ tầng, khó có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển”, ông Trần Việt Anh nhấn mạnh.

Do đó, chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Thủ Đức đề nghị cần phải tập trung vào một điểm nhấn là khu cảng Cát Lái, xây dựng hệ thống tiện ích, có chỗ nghỉ ngơi cho các hãng tàu trong và ngoài nước khi cập bến tại cảng này.

>>>Thúc đẩy cơ chế liên kết phát triển doanh nghiệp logistics

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Liên kết phát triển logistics liên vùng

Ông Trần Việt Anh cũng cho rằng, cần thiết phải loại bỏ một số quy trình trên giấy, xây dựng hệ thống giám sát phân tích dữ liệu, thay đổi phương thức quản lý sao cho khoa học, hiệu quả, nhanh chóng. Theo đó, Lãnh đạo TP.Thủ Đức cần làm việc với TP.HCM và Trung ương về phương án đầu tư, xây dựng con đường trên cao cho cảng Cát Lái, nhằm giải quyết hiện trạng giao thông hiện nay.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng cho rằng, cần tăng năng lực đón tàu, phát triển vận tải đa phương thức kết nối cảng. Đồng thời phát triển kết nối đa phương thức cả đường thủy, đường bộ, đường sắt.

Song song đó, phải đẩy nhanh các dự án giao thông quan trọng như nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 2, vành đai 3, mở rộng đường Đồng Văn Cống... để đáp ứng được kịp thời nhu cầu phát triển.

cần tăng năng lực đón tàu, phát triển vận tải đa phương thức kết nối cảng.

Cần tăng năng lực đón tàu, phát triển vận tải đa phương thức kết nối cảng.

Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần cảng Sài Gòn nhấn mạnh cần phân tuyến giao thông rõ ràng, nên tách biệt giao thông hàng hóa ra, vào cảng Cát Lái với các tuyến đường di chuyển cho người dân tại những khu vực đông dân.

Đại diện Tổng Công ty đường sông miền Nam còn đề xuất TP Thủ Đức cần có thêm khu vực hậu cần của cảng, mở rộng thêm các hệ thống depot, những hệ thống bãi xe…và đặc biệt, phải thay đổi về chính sách để cạnh tranh với các cảng khác trong khu vực.

Cũng có ý kiến doanh nghiệp đề xuất, ở những trạm thu phí nên thực hiện thu phí không dừng để rút ngắn thời gian chờ đợi của tài xế. Ngoài ra, nên đặt những trạm cân ở vị trí trạm thu phí đường bộ, đảm bảo vấn đề phương tiện không chở quá tải, việc này cũng đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp logistics.

Theo định hướng phát triển đến năm 2030, tại TP Thủ Đức sẽ có bốn trung tâm logistics gồm: trung tâm Logistics Long Bình với quy mô 50 ha; trung tâm Logistics Cát Lái, quy mô 200 - 292 ha; trung tâm Logistics Linh Trung, quy mô 60 - 74 ha; trung tâm Logistics Khu Công Nghệ Cao, quy mô 5 - 6 ha.

Tuy nhiên, ngành logistics tại TP Thủ Đức vẫn còn nhiều hạn chế về hệ thống đường giao thông quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, hoạt động vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Cạnh đó, công tác lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển các trung tâm logistics vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của ngành. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp logistics gặp “thế kẹt” hạ tầng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713997711 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713997711 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10