Doanh nghiệp logistics Việt Nam "nhỏ li ti"

NGUYỄN VIỆT 05/01/2021 11:45

Doanh nghiệp logistics Việt Nam nhỏ li ti, chưa đi vào quy mô, chất lượng, phải đi làm thuê cho nước ngoài và chỉ làm thuê ở một số công đoạn.

GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) thẳng thắn bày tỏ quan điểm khi nhìn từ câu chuyện doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thiếu container rỗng để xuất hàng, phải phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài.

cần phải xem xét lại toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường logistics.

Cần phải xem xét lại toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường logistics.

Thực tế, đội tàu container Việt Nam mới chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa và giữ chân gom hàng đến cảng trung chuyển cho các hãng tàu nước ngoài. Theo ông Đào, trong logistics, thương mại, container thuộc lĩnh vực kho và bao bì hàng hóa, là lĩnh vực kinh tế quốc gia nào cũng quan tâm bởi cả thương mại quốc tế và vận chuyển nội địa đều cần container. Vì thế, Việt Nam nên tính toán đầu tư phát triển, không phải có đội tàu mới có container.

Còn nhiều khoảng trống

"Thời gian qua, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng cho thấy chúng ta đang lệ thuộc quá nhiều vào các hãng tàu nước ngoài. Đây cũng là yếu tố khách quan để chúng ta nhìn nhận lại, để thấy rằng logistics và thương mại Việt Nam có nhiều khoảng trống chưa tính đến”, ông Đào nói.

Ông Đào đặt câu hỏi, trong chính sách phát triển, kho và bao bì chúng ta đã có chưa? Ngay cả chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam vẫn chưa có, mới chỉ có Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.

Do đó, ông Đào kiến nghị cần phải xem xét lại toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường logistics, bao gồm thể chế pháp luật logistics, cơ sở hạ tầng logistics, doanh nghiệp logistics... không riêng gì container.

Ông Đào nêu ra thực trạng, hiện cả nước hiện chưa có trung tâm logistics nào đúng nghĩa. Cả nước có khoảng 370 khu công nghiệp và sắp tới sẽ còn nhiều hơn nữa, nhưng mới chỉ tính đến sản xuất mà chưa thực sự quan tâm đến logistics, các vấn đề hậu cần, điểm dừng nghỉ, các trung tâm logistics để kết nối, thực hiện bảo quản, chuyển tải...

Việt Nam có nhiều cảng biển nhưng nhiều cảng chưa khai thác hết công suất vì không kết nối với đường sắt, với nội địa hiệu quả, đường vào hạn chế.

Việt Nam mới đi một chân, tập trung cho sản xuất mà khâu phân phối, lưu thông, logistics chưa được tính toán đầy đủ. Ngay vấn đề rất nhỏ là container - một dạng bao bì sử dụng nhiều lần, hiệu quả, phục vụ xuất khẩu và thương mại nội địa mà hiện nay Việt Nam hầu như chưa có gì trong tay, phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài”, ông Đào bày tỏ.

Xem lại tổng thể

Vẫn theo ông Đào, đã đến lúc phải xem xét lại tổng thể ngành logistics, môi trường logistics, từ chính sách phát triển đến cơ sở hạ tầng, phát triển doanh nghiệp... Nếu không giải quyết thì những năm tiếp theo, lại tiếp tục nảy sinh những vấn đề khác, không chỉ là câu chuyện thiếu container xuất hàng.

Việt Nam có nhiều cảng biển nhưng nhiều cảng chưa khai thác hết công suất vì không kết nối với đường sắt, với nội địa hiệu quả, đường vào hạn chế.

Việt Nam có nhiều cảng biển nhưng nhiều cảng chưa khai thác hết công suất vì không kết nối với đường sắt, với nội địa hiệu quả, đường vào hạn chế.

“Đã đến lúc hình thành và phát triển thị trường bất động sản logistics, như trung tâm logistics, khu công nghiệp logistics, cụm logistics… để thu hút đầu tư logistics trong nước và quốc tế", vị chuyên gia nói, đồng thời nhấn mạnh, nếu Việt Nam không thay đổi môi trường logistics thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà và mất luôn thị trường logistics, giống như điều đã xảy ra với thị trường bán lẻ”, ông Đào nhấn mạnh.

Còn theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực logistics của Việt Nam đã được đề cập thường xuyên trong vài năm trở lại đây. Trên thực tế, thị trường logistics Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics trong nước thời gian qua phát triển không tương xứng với tốc độ phát triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu. “Số đầu doanh nghiệp logistics của Việt Nam chiếm tới hơn 90% nhưng 80% thị phần thuộc doanh nghiệp nước ngoài. Đây là con số đang rất ngược nhau”, ông Thịnh nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên do các doanh nghiệp logistics trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không có kho chứa hay thiết bị, máy móc để đáp ứng yêu cầu logistics, thời gian tồn tại không lâu. Bên cạnh đó, suy nghĩ và đầu tư chưa tương xứng với bản chất logistics…

Một vấn đề nữa được ông Thịnh nhắc đến, chính thói quen mua bán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại “hạ đo ván” logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam xuất khẩu hàng với giá FOB (giao hàng tại cảng), nhập khẩu nguyên liệu, mua hàng hóa là mua giá CIF nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tàu biển.

Việt Nam cũng đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp bán giá CIF, mua giá FOB để tạo điều kiện cho hãng tàu nội, song phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn có xu thế chuộng ngoại, thích thuê nước ngoài lo logistics do họ có sẵn máy móc, phương tiện, công cụ, kinh nghiệm tốt hơn.

“Các đơn hàng lớn chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt đã nhỏ bé, muốn lớn cũng không dễ”, ông Thịnh bình luận.

Có thể bạn quan tâm

  • Startup logistics EcoTruck nhận đầu tư hơn 100 tỷ đồng

    Startup logistics EcoTruck nhận đầu tư hơn 100 tỷ đồng

    03:28, 31/12/2020

  • Vốn đâu cho Đề án phát triển logistics TP.HCM?

    Vốn đâu cho Đề án phát triển logistics TP.HCM?

    03:30, 26/12/2020

  • Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực logistics trong bối cảnh chuyển đổi số

    Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực logistics trong bối cảnh chuyển đổi số

    04:30, 18/12/2020

  • Dòng chảy thương mại Việt Nam-Nam Mỹ cần trợ lực từ logistics

    Dòng chảy thương mại Việt Nam-Nam Mỹ cần trợ lực từ logistics

    11:00, 15/12/2020

  • “Hạ nhiệt” chi phí logistics (Kỳ V): Phát triển logistics 4.0

    “Hạ nhiệt” chi phí logistics (Kỳ V): Phát triển logistics 4.0

    05:00, 14/12/2020

  • “Hạ nhiệt” chi phí logistics (Kỳ IV): Cải thiện thủ tục hải quan, xã hội hoá kiểm tra chuyên ngành

    “Hạ nhiệt” chi phí logistics (Kỳ IV): Cải thiện thủ tục hải quan, xã hội hoá kiểm tra chuyên ngành

    05:00, 11/12/2020

  • Giải pháp phát triển Hải Phòng thành trung tâm logistics mang tầm vóc khu vực

    Giải pháp phát triển Hải Phòng thành trung tâm logistics mang tầm vóc khu vực

    11:00, 10/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp logistics Việt Nam "nhỏ li ti"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO