Doanh nghiệp Việt lúng túng khi Trung Quốc “siết” gạo nhập khẩu

Nguyễn Việt 07/01/2019 06:30

Từ giữa năm 2019 Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước ASEAN. 

Từ giữa năm 2019 Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước ASEAN.

Từ giữa năm 2019, Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước ASEAN.

Thông tin trên được ông Tạ Quang Kiên, Phó Trưởng phòng Chính sách thương mại nông sản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Trước đó, Trung Quốc cũng đã quyết định tăng thuế nhập khẩu gạo từ các nước Đông Nam Á. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2018, thuế suất nhập khẩu các loại gạo là 40-50%, chỉ riêng gạo tấm là 5%.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách nào hóa giải khó khăn khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc?

    Cách nào hóa giải khó khăn khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc?

    01:18, 06/11/2018

  • Vì sao xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm đột ngột?

    Vì sao xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm đột ngột?

    03:27, 18/07/2018

Còn ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - một đơn vị có thị trường xuất khẩu gạo chủ lực là Trung Quốc cho biết, gạo Việt Nam muốn vào thị trường này phải đảm bảo các quy định như thời gian xông trùng phải đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở của Trung Quốc kiểm nghiệm; bao bì, nhãn mác phải ghi đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa theo thông lệ quốc tế và phải được cơ quan kiểm nghiệm của quốc gia này đóng dấu. “Trường hợp không đáp ứng thì sẽ bị từ chối cấp chứng thư nhập khẩu”, ông Đôn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cho rằng, những quy định nêu trên đã có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, tính đến hết tháng 11/2018, lượng gạo xuất sang thị trường này chỉ đạt 1,3 triệu tấn trong tổng số 5,8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 22,4% so với con số trên 30% của những năm trước đó.

Trước những yêu cầu mới của Trung Quốc, khác với ý kiến cho rằng Trung Quốc đang muốn gây khó dễ, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV cho rằng, những yêu cầu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm là một đòi hỏi cơ bản, tất yếu của tất cả các thị trường nhập khẩu. Một khi Việt Nam đã gia nhập thương mại thế giới, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thì cần chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn, những yêu cầu của khách hàng đưa ra. “Đây là chuyện chắc chắn phải làm, không chỉ ngành gạo mà các ngành khác cũng vậy”, ông nhìn nhận.

Nhưng theo một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, một trong những lý do dẫn đến việc các đơn vị xuất khẩu chậm đáp ứng các yêu cầu là do họ không được cập nhật kịp thời những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu, mà cụ thể ở đây là thị trường Trung Quốc.

Ông Phạm Văn Quang, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung Thạnh bày tỏ, trước những khó khăn về chính sách từ phía đối tác nhập khẩu, lẽ ra, sau khi trao đổi với phía Trung Quốc, cơ quan đại diện của Việt Nam phải thông tin kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Việt lúng túng khi Trung Quốc “siết” gạo nhập khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO