Doanh nghiệp năng lượng sạch "nóng lòng" chờ cơ chế

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù được biết đến là một thị trường mới nổi trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tuy nhiên, doanh nghiệp năng lượng sạch còn gặp nhiều gập ghềnh trong quy trình thi công và hoàn thiện dự án.

Đất nước Việt Nam ở vị trí gần đường xích đạo và có diện tích bờ biển gấp 3 lần đất liền nên có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng mặt trời cũng như năng lượng gió. Phát triển nguồn điện sạch, làm giảm đáng kể tỷ lệ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo, nhằm tận dụng khai thác triệt để nguồn tài nguyên vô tận từ năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên, việc định hướng lộ trình phát triển hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập do chính sách vĩ mô liên tục thay đổi gần đây, đã làm tụt giảm niềm tin của giới đầu tư vào mảng năng lượng sạch.

Tiềm năng lớn nhưng doanh nghiệp...chới với

Với nguyên lý hoạt động, luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy phát điện sinh ra nguồn điện gió. Tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao trên 65m chiếm hơn 39% tổng diện tích, tương đương với tổng công suất 512 GW. Theo lộ trình phát triển, Việt Nam đưa vào vận hành 2 GW điện gió vào năm 2025 và 6 GW vào năm 2030.

Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại dịch COVID-19 đã gây ra làm năng lực của các công ty sản xuất tuabin, máy biến tần, cánh quạt tạo ra bối cảnh khan hiếm hàng hóa, thiết bị trên thị trường quốc tế.

jj

Các doanh nghiệp điện gió và điện mặt trời trong nước còn gặp nhiều rào cản trong quá trình khởi công, hoàn thiện dự án, khó có cơ hội tiếp cận được các ưu đãi từ cơ chế.

Các chủ đầu tư Việt Nam đang chịu áp lực phải mua tuabin gió giá cao, với số tiền đặt cọc lớn mà chỉ có thể được đơn hàng sau hơn 1 năm. Các nhà thầu EPC nước ngoài và nhà thầu phụ trong nước liên tục ép giá lên chủ đầu tư các dự án điện gió vì thiếu thiết bị xây lắp, phải thuê từ nước ngoài trong thời gian hạn hẹp, tập trung vào năm 2020-2021. Điều này khiến rất nhiều dự án bị đội vốn, tăng chi phí hàng triệu USD khiến việc đáp ứng mục tiêu đưa vào vận hành trước mốc thời gian 01/11/2021 theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg về ưu tiên phát triển điện gió là khó khả thi đối với doanh nghiệp.

Đánh giá về những khó khăn còn tồn tại, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Huy - Phó trưởng văn phòng Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Ngoài những khó khăn trên thì doanh nghiệp điện gió cũng vướng vào nhiều rào cản lớn về không gian quy hoạch sử dụng đất trên đất liền, không gian biển, vốn, đấu nối, giải tỏa công suất. Giá mua điện gió hiện nay 8,5 Uscent/kW không quá hấp dẫn, phản ứng của thị trường thấy rõ điều này, đơn cử sau 10 năm mới có 9 dự án vào vận hành tổng công suất 350 MW. Việc thi công điện gió ngoài khơi rất phức tạp và thường bị kéo dài thêm thời gian. Vì thế, các dự án đang thi công khó có thể hoàn thành để đưa vào vận hành trước mốc thời gian ngày 01/11/2021.

Về phát triển điện mặt trời (ĐMT), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ 30/6/2019) đã được chính phủ ban hành ngày 6/4/2020, có hiệu lực thi hành từ 22/5/2020 và có thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2020 đưa ra các biểu giá hỗ trợ mới (FIT2) cho các dự án điện mặt trời mặt đất, mái nhà và nổi trên mặt nước.

Trong đó mức giá FIT mới cho hệ thống ĐMT mái nhà giảm xuống còn 8,38cent (tương đương 1.943VND/kWh), mức giá hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent (tương đương 1.644 VNĐ/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent Mỹ (tương đương 1.783 VNĐ/kwh). Trong khi thời hạn chỉ còn 7 tháng với bối cảnh Covid đầy biến động, thì thời hạn này gần như là bất khả thi.

Còn với điện mặt trời áp mái, từ nay đến 31/12 thời gian là quá ngắn trong khi điều kiện thi công còn điện áp mái là ở trên cao, việc đảm bảo an toàn còn ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, đến chi phí nhân công. Do đó, cần có chính sách lâu dài hơn hoặc có thời gian nhất định và rõ ràng hơn cho phát triển điện mặt trời này trước khi hết hạn FIT2.

Cần có cơ chế rõ ràng

Đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp điện gió phát triển Tiến sĩ Huy cho biết: Nên duy trì giá FIT cho điện gió ở Việt Nam đến 31/12/2023, quyết định này sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường điện gió trong nước và quốc tế, nhằm giảm suất đầu tư của nhà máy điện gió, tiết kiệm chi phí rất lớn cho toàn xã hội.

Trong dài hạn, Việt Nam thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển chuỗi logistic, các cơ sở hậu cần, các nhà máy sản xuất Turbine gió, công nghiệp phụ trợ cho phát triển điện gió và NLTT dịch chuyển sang Việt Nam, tránh phụ thuộc vào thị trường bên ngoài vì như hiện nay do ảnh hưởng bởi dịch COVID -19, gây đứt chuỗi cung ứng khiến các dự án bị chậm tiến độ.

Đánh giá về thực trạng trên Tiến sĩ Dư Văn Toán – Viện nguyên cứu quản lý Biển và Hải Đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết: Để giúp ngành công nghiệp NLTT Việt Nam phát triển bền vững, cần có lộ trình quy hoạch và định hướng chiến lược dài hạn cụ thể. Thực hiện triển khai quy hoạch phát triển điện lực song hành giữa nguồn phát và hệ thống truyền tải là yếu tố quan trọng để đảm bảo tối ưu hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Cần nâng cao, cụ thể hóa và phân cấp mức độ quyền ưu tiên cho mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) để phù hợp với hiện trạng và tiềm năng phát triển NLTT của Việt Nam.

Đặc biệt Bộ Công thương cần sớm thực hiện kế hoạch xây dựng đường dây 500KV mạch 3 đưa vào Quy hoạch điện VIII để giải tỏa công suất phát điện của các dự án điện gió từ Bắc xuống Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn, Nhà nước cần ban hành sớm Luật năng lượng tái tạo để minh bạch hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có kế hoạch xây dựng và phát triển bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp năng lượng sạch "nóng lòng" chờ cơ chế tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693491 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693491 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10