Doanh nghiệp nào là con nợ lớn nhất của DATC?

N.A 09/06/2019 12:17

Theo báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), doanh nghiệp này chỉ đạt lợi nhuận sau thuế gần 159 tỷ đồng, giảm tới 50% so với cùng kỳ.

kjgik

SBIC là con nợ lớn nhất của DATC với tổng số nợ lên tới 20.500 tỷ đồng

Năm 2018, DATC đạt doanh thu thuần 1.468 tỷ đồng, giảm gần 35% so với năm 2017. Do giá vốn tăng mạnh lên 1.453 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp giảm tới 96% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn hơn 14 tỷ đồng.

Năm 2018, DATC ghi nhận doanh thu tài chính đạt 205 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016, chi phí tài chính được hoàn nhập hơn 38 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 82 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt hơn 158 tỷ đồng, nhưng giảm khoảng 50% so với năm 2017.

Có thể bạn quan tâm

  • DATC đã xử lý gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng

    DATC đã xử lý gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng

    05:45, 07/02/2018

  • DATC đã xử lý 2.000 tỷ đồng nợ xấu của VietinBank và Techcombank

    DATC đã xử lý 2.000 tỷ đồng nợ xấu của VietinBank và Techcombank

    10:10, 18/12/2017

  • DATC mua khoản nợ hơn 1.000 tỷ từ ngân hàng có vốn nhà nước đang tái cơ cấu

    DATC mua khoản nợ hơn 1.000 tỷ từ ngân hàng có vốn nhà nước đang tái cơ cấu

    09:59, 06/12/2017

  • Choáng với thu nhập nghìn đô mỗi tháng của nhân viên DATC

    Choáng với thu nhập nghìn đô mỗi tháng của nhân viên DATC

    14:34, 19/07/2017

  • SBIC dự kiến... lỗ gần 3.000 tỷ đồng

    SBIC dự kiến... lỗ gần 3.000 tỷ đồng

    05:30, 10/08/2018

  • "Ông lớn" SBIC bị cưỡng chế thu hồi nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

    11:11, 13/06/2018

Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của DATC khoảng hơn 27.160 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,2% so với 2017. Phần lớn tài sản của DATC tập trung ở các khoản nợ phải thu Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thủy – SBIC với giá trị hơn 20.500 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu lớn nhất là phát hành trái phiếu dài hạn với tổng trị giá 15.406 tỷ đồng; phải thu phát hành hối phiếu với tổng trị giá 5.125 tỷ đồng; phải thu lãi trái phiếu trong nước khi SBIC trả nợ trước hạn 15,3 tỷ đồng và phí trái phiếu trong nước - SBIC 7,4 tỷ đồng.

Tính đền cuối năm 2018, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của DATC lên đến 807 tỷ đồng, trong đó có 569 tỷ đồng là khoản dự phòng phải thu khó đòi từ hoạt động mua bán nợ. Ngoài ra, DATC còn có các khoản dự phòng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác khoảng 238 tỷ đồng.

Được biết, DATC được giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối xử lý nợ cho SBIC. Việc các khoản phải thu của DATC từ SBIC vẫn ở mức rất cao, cho thấy việc xử lý nợ của SBIC vẫn gần như “Dậm chân tại chỗ”.

Trong nhiều năm qua, SBIC vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng thua lỗ. Trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016, doanh thu của SBIC đều tăng mạnh hơn năm trước, nhưng năm nào SBIC cũng công bố lỗ. Đáng chú ý năm 2015, SBIC lỗ tới 4.699 tỷ đồng.

Trước tình hình kinh doanh thua lỗ, SBIC ước tính cả năm 2018 Công ty mẹ - SBIC lỗ trước thuế 2.884 tỷ đồng, mặc dù tổng doanh thu ước tính 2.320 tỷ đồng.

SBIC tiền thân là Vinashin, sau thời gian thua lỗ nghiêm trọng, ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin. Theo đó, đến tháng 10/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp nào là con nợ lớn nhất của DATC?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO