Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam một lần nữa gây ra những tác động nặng nề cho ngành dịch vụ lưu trú trên cả nước. Nhiều khách sạn rơi vào tình trạng “ngủ đông” giữa mùa hè..
Loay hoay với dòng tiền…
Theo ông Lê Hồng Quang – Phó giám đốc Khách sạn Hải Âu – Bình Định, chia sẻ: Không chỉ ngành dịch vụ du thuyền, mà hoạt động của nhiều đơn vị lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng rơi vào tình trạng ngủ đông ngay giữa mùa hè. Khách hàng giảm đi tới 90%, đã khiến nhiều đơn vị khó khăn. Song, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp trong lúc này là xoay sở làm sao để có dòng tiền đảm bảo vận hành, trả lương cho người lao động.
Cũng theo ông Quang, so sánh thời điểm hiện nay với cùng kỳ năm ngoái, khách sạn này luôn ở tình trạng đầy ắp. Thì nay, vấn đề này lại xuất hiện tình trạng ngủ đông là rất đáng lo ngại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là từ 31/5, chính quyền địa phương đã có văn bản hạn chế du khách đến từ các vùng dịch như Hà Nội, TP HCM.... Do vậy, khách sạn công suất 170 phòng, thì nay mỗi ngày chỉ có 5-10 phòng hoạt động.
Bên cạnh đó, nguồn tài chính của đơn vị cũng tụt giảm nghiêm trọng. Số phòng hoạt động ít khiến dòng tiền mặt rất khó khăn để duy trì kinh doanh cũng như đóng tiền điện, nước, trả lương cho người lao động.
Tương tự, ông Trần Văn Lật – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Lộc Kim Chi – An Giang, chia sẻ: Thường kỳ nghỉ lễ dài dịp 30/4 - 1/5 sẽ đạt tỷ lệ đặt phòng gần như tối đa ở tất cả điểm du lịch. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam một lần nữa gây ra những tác động nặng nề cho ngành dịch vụ lưu trú trên cả nước. Sự tái bùng phát dịch lần thứ tư ngay tại thời điểm khởi động mùa cao điểm du lịch hè đã giáng mạnh vào ngành nghỉ dưỡng vốn đã gặp nhiều khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đều nhận được nhiều yêu cầu hủy phòng hoặc thay đổi ngày lưu trú, trong đó có các khách sạn của Lộc Kim Chi tại Châu Đốc - An Giang. Nhiều Khách sạn, resort tại khu vực Châu Đốc – An Giang gần như không một bóng người, khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa để tu sửa, bảo dưỡng chờ cho dịch đi qua.
Đóng cửa và tái cấu trúc…
Ông FRANCIS PANG - Giám đốc điều hành Chuỗi Khách sạn Dolce, chia sẻ: "Chúng tôi may mắn hơn vì những khách sạn của chúng tôi nằm ở các tỉnh thành phố thuộc trung tâm du lịch miền Trung nên còn hoạt động. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp do dịch Covid-19, và ảnh hưởng cho tình hình chung nên cũng hết sức khó khăn. Chúng tôi không biết mình trụ được cho đến khi nào."
Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Tư vấn & Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết, theo ghi nhận của Savills, tại Đà Nẵng, tỷ lệ đặt phòng ở thời điểm hiện tại ngay lập tức đã sụt giảm xuống còn 0%, bởi đây được xem là điểm đến có nguy cơ cao về lây nhiễm dịch bệnh. Những nơi an toàn hơn như Phú Quốc, do tâm lý tránh du lịch của du khách, tỷ lệ đặt phòng cũng theo đó mà giảm đáng kể. Do đó, việc tái cấu trúc lại hệ thống trong lúc này là hết sức cần thiết.
Theo bà Hằng, tái cấu trúc lại, và cái nào hoạt động thì mở. Còn cái nào không có khách thì phải đóng cửa. Bởi, một khi du lịch đóng băng, khách sạn, resort càng lớn sao, tình trạng càng thê thảm. Nếu người chủ vay khoản lớn từ ngân hàng, khả năng phá sản là rất cao. Còn nếu tiền là do cá nhân đầu tư, họ sẽ phải cắt giảm chi phí, tiến tới đóng cửa tạm thời – bà Hằng nói.
“Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ”
Có thể bạn quan tâm
14:14, 03/06/2021
17:00, 31/05/2021
11:05, 29/05/2021
05:00, 29/05/2021
05:00, 29/05/2021
16:05, 27/05/2021
11:00, 27/05/2021
04:30, 13/05/2021
20:00, 09/04/2021
16:53, 27/03/2021