Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn "chật vật" trong việc tiếp cận được nguồn vốn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP (NĐ55) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định 55/2015/NĐ-CP (NĐ55) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được cho là sẽ mang lại nhiều thuận lợi, ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp cận được nguồn vốn chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư vào nông nghệp theo Nghị định này còn quá nhiều rào cản.
Khoảng cách chính sách đến thực tế
Ông Nguyễn Xuân An, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển nông nghiệp Bắc Giang cho biết: Với nhiều điểm mới, NĐ55 của Chính phủ được kỳ vọng sẽ đem lại “cú hích” quan trọng về vốn tín dụng cho nông dân, doanh nghiệp nhỏ. Thế nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được thì rất khó khăn, vì từ Nghị định đến khi triển khai thực tế còn rất nhiều bất cập.
Ông An chia sẻ, giai đoạn đầu thành lập, Công ty CP Phát triển nông nghiệp Bắc Giang rất mong muốn được vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo Nghị định 55. Theo đó, công ty sẽ được vay tối đa 1 tỷ không cần phải thế chấp, thế nhưng khi "vác" hồ sơ đi một số ngân hàng thì đều bị từ chối vì ngân hàng nào cũng yêu cầu phải có tài sản thế chấp.
Ngoài ra, theo ông An, không chỉ yêu cầu để "nắm chắc đằng chuôi" bằng tài sản thế chấp cho ngân hàng, doanh nghiệp muốn vay theo nghị định này còn phải có doanh thu từ 100 tỷ trở lên. "Doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi rất khó để có doanh thu như vậy, và nếu doanh thu trên 100 tỷ thì chúng tôi không cần phải đi vay theo NĐ55" - ông An cho biết.
Cùng vướng mắc khi tiếp cận vay vốn ưu đãi, ông Nguyễn Hùng,Giám đốc Cty TNHH Nông sản Hùng Hải, chia sẻ, “đồng ý rằng khi cho vay cần tính đến các rủi ro, nhưng để vay được nguồn vốn ngân hàng là điều... rất khó”. Ông Hùng cho biết, rất ít ngân hàng chấp thuận hàng hoá nguyên liệu trong kho của công ty làm tài sản đảm bảo vay vốn.
Có thể bạn quan tâm
11:05, 06/05/2018
06:57, 04/07/2017
07:09, 25/07/2015
08:48, 08/11/2016
Gỡ "rào" như thế nào?
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, với doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng sản xuất kinh doanh, các cơ quan liên quan nên có những ưu đãi phù hợp với đặc thù: vốn ít, thời gian thành lập còn mới và không có tài sản thế chấp của khối doanh nghiệp này.
Ông Bùi Hoàng Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch chính sách, Quỹ Phát triển Doanh nghệp nhỏ và vừa (SME) cho rằng, để tăng thêm giải pháp cung ứng tài chính cho doanh nghiệp, cần phát triển thị trường tín dụng dành cho SME như đưa ra các gói tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến chế biến và xuất khẩu cho các nhóm doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Về NĐ55, ông Nguyễn Xuân An kiến nghị: Chính phủ cần phải phải sửa đổi và chỉ đạo dứt điểm cho Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại tuân thủ theo quy định. Hoặc ràng buộc ký kết giữa doanh nghiệp và Ngân hàng: doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả, có hoạt động thực tế và con người thực tế thì được cho vay vốn không cần tài sản thế chấp. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thuê trang trại thì cho phép họ lấy trang trại đó để làm bảo lãnh. “Bởi vì trang trại đó người ta phải làm khoảng 30 năm, như vậy đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, ngân hàng không cần phải sợ doanh nghiệp chạy đi đâu cả.”
Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp cũng cho rằng, với khoảng 500.000 doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trên cả nước -mới chỉ chiếm hơn 1% số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, Chính phủ muốn thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thì phải có những hỗ trợ sát thực hơn nữa, chính sách hỗ trợ cũng phải rõ ràng và đầy đủ hơn để tránh sự lợi dụng, nhũng nhiễu, đòi hỏi các điều kiện, thủ tục làm khó cho doanh nghiệp.