Doanh nghiệp ô tô tranh cãi “nảy lửa” về Nghị định 116 và Thông tư 03

Thy Hằng 26/02/2018 12:45

Cuộc họp bàn, thảo luân, lắng nghe các phản ánh của doanh nghiệp liên quan đễn Nghị định 116/2017/NĐ-CP về ô tô và Thông tư 03/2018/TT-BGTVT diễn ra suốt 3 giờ đồng hồ liên tục mà không giải lao và chưa ngã ngũ cho thấy sức ảnh hưởng quá lớn của chính sách này tới các doanh nghiệp ngành ô tô trong và ngoài nước.

Sáng nay (ngày 26/2), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp bàn, lắng nghe các phản ánh của doanh nghiệp

Sáng nay (26/2), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp bàn, lắng nghe các phản ánh của doanh nghiệp về Nghị định 116 và Thông tư 03.

Nhà đầu tư 20 năm "đóng cửa"?

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Việt Nam không bảo hộ sản xuất ô tô trong nước

    Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Việt Nam không bảo hộ sản xuất ô tô trong nước

    09:46, 26/02/2018

  • Chính phủ "gỡ rối" cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trước giờ G

    06:40, 26/02/2018

Với 16 kiến nghị từ các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe trong và ngoài nước cùng đại diện Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã khẳng định: “Những vấn đề doanh nghiệp đưa ra rất rõ nghĩa và chúng tôi nhận thấy cần xem xét thấu đáo. Tại sao lại đưa ra những quy định về gương, lốp, hoá đơn thương mại? Làm sao để tạo sự bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh?”.

Đặc biệt, liên tiếp những ý kiến phản bác được đưa ra giữa các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất nội địa và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

Theo đó, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho rằng, Nghị định 116 và Thông tư 03 gây ra hệ quả không có chiếc xe ô tô nào được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/1/2018. 

“Nghị định 116 làm gián đoạn và ngưng hầu hết hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam từ các nước. Nghị định làm tăng chi phí và thời gian khiến giá xe tăng cao, đồng thời kéo dài thời gian chờ của khách hàng, tạo sự thiếu công bằng giữa các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô trong nước và nhà đầu tư nước ngoài” đại diện VAMA nhận định đồng thời nhấn mạnh “Nghị định khiến nhiều nhà đầu tư đã hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam thậm chí phải ngừng hoạt động chỉ vì quy định đường thử”.

Hiệp hội VAMA đưa ra 4 vấn đề gồm quy định giấy chứng nhận kiểu loại, thí nghiệm khí thải, quy định về đường thử 800m và vấn đề các đơn hàng được đặt trước khi Nghị định 116.

Đại diện VAMA cho rằng, mỗi chính sách mới cần đảm bảo, thứ nhất, mở rộng thị trường xây dựng nền công nghiệp ô tô mạnh mẽ; thứ hai là chính sách thuế tạo cạnh tranh trong bối cảnh thị trường còn nhỏ bé. VAMA mong muốn có thêm chính sách thuế để giảm khoảng cách giữa các nhà sản xuất ô tô, thứ ba phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

Có cùng quan điểm với VAMA, ông Phạm văn Dũng - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Ford Việt Nam nhận thấy yêu cầu về giấy chứng nhận kiểu loại là không phù hợp với thông lệ quốc tế.

“Bởi thường thì yêu cầu này thuộc về nước nhập khẩu. Nước nhập khẩu xe sẽ đứng ra đánh giá thử nghiệm với các yêu cầu, tiêu chuẩn của mình. Các nước xuất khẩu chỉ cấp giấy này cho các sản phẩm tiêu thụ nội địa”, ông Dũng nhấn mạnh. 

Tổng giám đốc Ford Việt Nam còn cho rằng quy định này sẽ là trùng lặp khi doanh nghiệp phải xin giấy chứng nhận ở nước xuất khẩu, sau đó vào Việt Nam, Cục đăng kiểm vẫn tiến hành và cấp giấy chứng nhận kiểu loại theo tiêu chuẩn trong nước.

Thậm chí, những doanh nghiệp này còn cho rằng, Nghị định 116, đặc biệt là Thông tư 03 được xem là đòn “nốc ao”, gần như chặn hoàn toàn ô tô nhập khẩu vào Việt Nam, nhất là với các dòng xe dưới 10 chỗ ngồi.

Nhập khẩu ngay trong tháng tới

Tuy nhiên, có ý kiến hoàn toàn ngược lại với đại diện VAMA và Ford Việt Nam, ông Trần Bá Dương- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng bản thân các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã phải thực hiện quy định về giấy chứng nhận kiểu loại từ năm 2016.

“Khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu điều kiện về xe lắp ráp trong nước chúng tôi đã có giấy chứng nhận kiểu loại. Chúng tôi đã làm Thông tư 31/2011/TT-BGTVT và có chứng nhận của KIA Hàn QUốc, Peugeot Pháp... Mới đây, tháng 8 chúng tôi nhận được thư ngỏ cho BMW, từ tháng 11 đến nay chúng tôi đã có chứng nhận kiểu loại của hãng xe này cho đơn vị phân phối là chúng tôi”, ông Dương chia sẻ đồng thời khẳng định “Việc thực hiện này không có khó khăn gì. Theo tôi hiểu, ở Châu Âu có quy định này, quy định của các hãng nói trên từ 100-200 trang. Giấy này giống như lý lịch của một chiếc xe, chứng thực các tính năng của cơ quan chính quyền không phải bằng phương pháp quảng cáo marketing của các thương hiệu”.

Có cùng quan điểm, ông Lê Ngọc Đức- Tổng Giám đốc CTCP Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, cho rằng, ở Việt Nam chiếc xe không chỉ là phơng tiện mà còn là tài sản, đặc biệt trong điều kiện hạ tầng của Việt Nam thì chất lượng là yêu cầu trên hết. Do đó, giấy chứng nhận là yêu cầu bắt buộc.

Đại diện Hyundai Thành Công nhận định, doanh nghiệp có thể mang đến các cơ quan thử nghiệm lớn, ở đây đa phần là xe từ các nước Asean nên sẽ có trung tâm thử nghiệm tại Indonesia và Malaysia. 

Các đơn vị lắp ráp trong nước cũng không tán thành với quan điểm Nghị định 116 gây mất công bằng giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khẳng định Nghị định 116 không có quy định ưu đãi nào cho doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp cũng không xin ưu đãi.

Đặc biệt, Tổng Giám đốc Thaco nhận định việc khan hàng trên thị trường những tháng qua do các nhà đầu tư chuyển hướng san nhập khẩu thay vì lắp ráp và sản xuất. Thaco đang cố gắng sản xuất bù đắp phần thiếu hụt này. "Chúng tôi cam kết đáp ứng các yêu cầu và sẽ nhập được xe trong tháng 4, 2-3 tuần sau đó xe sẽ về tới đây", ông Trần Bá Dương khẳng định.

Đồng thời cho rằng vấn đề đường thử được quy định tối thiểu 800m tại Thông tư 03 là hoàn toàn có thể thực hiện được. Đồng thời khẳng định, doanh nghiệp phải đầu tư nâng cấp để thể hiện cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Phản hồi về quan điểm này, đại diện Ford Việt Nam cho rằng, kiểm tra theo lô yêu cầu là bắt buộc nhưng kiểm tra mức độ nào để không quá rườm rà và không gây khó cho doanh nghiệp. “Yêu cầu đường thử 800m có ý nghĩa gì khi mỗi doanh nghiệp đều có các tiêu chuẩn, với các doanh nghiệp đã đầu tư từ 20 năm về trước quỹ đất có hạn. Vậy có nên có những ưu đãi đặc biệt?”, ông Dũng-Tổng Giám đốc Ford Việt Nam kiến nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp ô tô tranh cãi “nảy lửa” về Nghị định 116 và Thông tư 03
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO