Doanh nghiệp siêu nhỏ là nguồn động lực tăng trưởng của mỗi quốc gia

Diendandoanhnghiep.vn Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ với những thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra yêu cầu mới đối với các chủ thể kinh tế tham gia, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Yêu cầu ấy càng bức thiết hơn đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME), vốn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong khu vực, trong đó ở Việt Nam chiếm đến 97%.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại họp Phiên toàn thể thứ hai về các vấn đề kinh tế và thương mại APPF-26 chiều 19/1.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đây là những chủ thể kinh tế không có lợi thế về quy mô nhưng lại rất chủ động, linh hoạt, dễ thích ứng. Yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp này vừa phải nỗ lực cải thiện khả năng cạnh tranh, vừa phải thân thiện với môi trường, nhận thức tốt hơn về lợi ích từ hoạt động kinh tế “xanh” để định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ phù hợp, tránh rủi ro tiềm ẩn”.

Phó Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp MSME cần được đào tạo các kỹ năng cần thiết, có tư duy mới về cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ mới, số hóa và phát triển những hướng kinh doanh mới như thương mại điện tử, cả trong phạm vi quốc gia và xuyên quốc gia. Các doanh nghiệp này cần được hỗ trợ phù hợp để tuân thủ và đáp ứng tốt hơn các chuẩn mực quốc gia và quốc tế, đặc biệt cần có chiến lược và giải pháp cụ thể tham gia vào các mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Ở tầm vĩ mô, các quốc gia cần tăng cường đối thoại, trao đổi, hợp tác để các chuẩn mực quốc tế, trong đó có quản trị, công nghệ và môi trường, trở thành động lực chứ không phải rào cản đối với sự phát triển.

“Thực tiễn cho thấy, việc hiện thực hóa các cơ hội từ thị trường rộng lớn của khu vực và từ cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi nỗ lực không chỉ của từng quốc gia mà còn trong liên kết hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện tốt điều này, nhất là nỗ lực cải cách thể chế, chính sách tạo đột phá, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, trong đó ban hành riêng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quốc hội, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ và đang tập trung làm tốt hơn việc rà soát, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách trên cơ sở nguyên tắc thị trường, tôn trọng cạnh tranh bình đẳng và công khai minh bạch”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, doanh nghiệp MSME là nguồn động lực cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, đồng thời là một nhân tố quan trọng trong các liên kết kinh tế song phương và đa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là công nghệ số, các doanh nghiệp này là đối tượng dễ bị tổn thương do hạn chế về quy mô, năng lực tài chính và trình độ công nghệ.

Khẳng định tầm quan trọng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đối với phát triển kinh tế khu vực, Đại diện Nghị viện Indonesia, nghị sĩ Nurhayati Ali Assegaf cho rằng, các quốc gia APPF cần có chính sách phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp MSME để nâng cao vai trò của các thành viên nền kinh tế, từ đó tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp siêu nhỏ là nguồn động lực tăng trưởng của mỗi quốc gia tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713449275 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713449275 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10