Trong khuôn khổ EVFTA, việc đặt SME là chủ thể, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia thị trường là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Sáng nay (1/7), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công thương, phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức "Tọa đàm về Hiệp định EVFTA và IPA". Báo Diễn đàn Doanh nghiệp xin đăng tải toàn văn bài phát của TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI tại Tọa đàm.
Năm 2019 là năm đặc biệt, khi ngày từ đầu năm Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực và chỉ 6 tháng sau, vào ngày 30/6, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết. Đây có thể được coi là niềm vui "song hỷ" của Việt Nam.
Như vậy, việc ký kết Hiệp định CPTPP và EVFTA là hành trình chinh phục Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao và hoan nghênh Chính phủ và các đoàn đàm phán đã nỗ lực trong tiến trình này.
Trong suốt quá trình đó, VCCI, EuroCham cùng các cộng đồng doanh nghiệp đã luôn sát cánh, đồng hành cùng các đoàn đàm phán của Chính phủ để nội dung ký kết tốt nhất, phù hợp nhất với yêu cầu của cả hai bên.
Đây là hiệp định tốt nhất với tự do cao nhất và công bằng nhất. Trước đây, khi nói về thương mại thế giới người ta nói nhiều về tự do, ít nói đến công bằng. Tuy nhiên, ngay từ khi Tổng thống Mỹ - Donald Trump thực hiện chương trình “Make America Great Again” từ đó, thế giới mới nhấn mạnh đến yếu tố công bằng trong thương.
Trong 6 tháng qua, tình hình thế giới có rất nhiều sóng gió, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, nội bộ EU cũng có nhiều vấn đề, tuy nhiên, kết quả của việc ký kết giữa Việt Nam – EU được xem là thành tích rất lớn của Việt Nam.
Đây cũng được xem là cuộc đối thoại Động – Tây, cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa, đây là cuộc đối thoại điển hình giữa các nước phát triển và đang phát triển, và Việt Nam là điển hình.
Hiệp định này mang lại ý nghĩa lớn bởi nó nhân lên tính bổ sung và tương hỗ của hai nền kinh tế, mang lại lợi ích cho hơn 600 triệu dân khu vực ASEAN với EU, giúp thu ngắn lại sự chênh lệch của khoảng cách phát triển giữa hai nền kinh tế trong tương lai, cộng hưởng, tích hợp khác biệt về văn hóa, và nhân lên các giá trị nếu Việt Nam thực hiện tốt hiệp định này.
Bên bờ Đại Tây Dương có nhiều nền kinh tế thị trường xã hội và Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dường như ở đây có sự đồng cảm, chia sẻ và học tập kinh nghiệm phát triển từ EU.
Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có thể được xem là điển hình của việc bổ sung hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, giữa nền nông nghiệp nhiệt đới và ôn đới.
Việc ký kết thành công hiệp định EVFTA có ý nghĩa tham khảo quan trọng để thúc đẩy việc đi đến ký kết hợp tác một thỏa thuận thương mại tự do giữa khu vực ASEAN và EU, trong tương lai. Điều này mở ra cơ hội hợp tác lẫn nhau giữa hai khu vực với hơn 1,1 tỷ dân. Đây là hành trình về phương Đông của doanh nghiệp EU, gặp gỡ con đường “Cao tốc hướng Tây” với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nội dung các hiệp định, nhấn mạnh đến việc ngoài nguyên tắc tự do và công bằng, chúng ta còn có tầm nhìn chung về phát triển bền vững, đây là mẫu số để doanh nghiệp EU – Việt Nam hợp tác với nhau.
Hiện nay, Việt Nam hướng đến việc thu hút FDI thế hệ mới có trách nhiệm hơn, có công nghệ cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, thân thiện với môi trường hơn, cam kết, gắn kết với cộng đồng trong nước lớn hơn. Hiệp định này sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp EU thực hiệp hợp tác theo công thức như vừa nêu với doanh nghiệp Việt Nam.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vui mừng, trong khuôn khổ hợp tác EVFTA này, SME là chủ thể, đối tượng ưu tiên, không chỉ Việt Nam mà EU, 98% là SME. Vì vậy, nếu doanh nghiệp SME không là chủ thể của việc hợp tác trong khuôn khổ EVFTA thì đó là thất bại. Chính vì vậy, việc đặt SME là chủ thể, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia thị trường một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Có thể bạn quan tâm
06:34, 01/07/2019
18:45, 30/06/2019
18:21, 30/06/2019
18:13, 30/06/2019
17:00, 30/06/2019
16:45, 30/06/2019
16:16, 30/06/2019
15:55, 30/06/2019
Doanh nghiệp Việt Nam - EU: Điển hình hợp tác kinh doanh
Như vậy, việc đặt SME là chủ thể, đặt con người ở vị trí trung tâm, đặt yêu cầu môi trường phải được chung ta gìn giữ, yêu cầu phát triển phải sáng tạo bao trùm, chúng ta cũng đặt thương mại phải tự do công bằng, và phát triển bền vững là đích đến. Đây chính là những điểm tương đồng thực hiện thành công hiệp định này. Mặc dù giữa Việt Nam và EU đang có sự khác biệt về trình độ phát triển, tuy nhiên, nếu có cùng một tầm nhìn, một con đường, một mục tiêu hướng tới thì Eu và Việt Nam có thể bắt tay nhau và thành công.
Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp hàng đầu của EU hãy trở thành những thực tiễn tốt nhất trong hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kỷ nguyên số.
Hiện nay, hơn 100 kỹ sư Việt Nam đang làm phần mềm về 5G cho Ericsson ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới sẽ có hàng nghìn các công việc như vậy nữa. Theo đó, Ericsson sẽ đẩy mạnh hợp tác cùng doanh nghiệp Việt Nam trong nghiên cứu phát triển chứ không chỉ là gia công, lắp giáp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp da giày của Việt Nam hiện nay cũng đã không còn làm ở các công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp như làm theo đơn đặt hàng, mà còn thiết kế mẫu mã, sau đó, giới thiệu mẫu mã với các các doanh nghiệp, chuỗi giá trị của EU. Đã có những đơn hàng được tạo ra từ chính các mẫu mã, thiết kế đó.
Bằng cách này, cả Việt Nam và EU đều được hưởng lợi. Bằng cách này mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và EU mới được hợp tác một cách bền vững.
Cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi sẽ có những mô hình tốt nhất trong hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ cao của EU và Việt Nam trong thời gian tới. Là một Hiệp định tốt nhất về nội dung, chúng tôi cũng mong muốn đây cũng sẽ là Hiệp định tốt nhất về chương trình hành động. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này.
Khi doanh nghiệp EU hợp tác thành công với doanh nghiệp Việt Nam, để cùng với doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong khuôn khổ EVFTA thì EU sẽ thuyết phục được cả thế giới. Bởi, điều quan trọng hiện nay, đó là làm sao để các nền kinh tế đang phát triển có thể thu hút được công nghệ cao, các doanh nghiệp FDI có thể bắt rễ sâu vào nền kinh tế đang phát triển và cùng phát triển. Và doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn điều này.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam, EVFTA và IPA với những tiêu chuẩn cao nhất sẽ là động lực rất quan trọng thúc đẩy cải cách của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện làn sóng cải cách thể chế thứ 2.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng đây sẽ là một trong những viên gạch để góp phần vào hoạt động xây dựng thể chế của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là một khuôn khổ đóng góp vào chiến lược phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
Tất nhiên, room thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ dừng lại ở các ngành như da giày, nông sản, gỗ và chế biến gỗ, Việt Nam còn nhiều mặt hàng khác có thể cung ứng cho thị trường EU. Ngược lại, EU cũng có nhiều mặt hàng cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên không chỉ là hàng hóa mà còn các dịch vụ. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, cần một hệ thống dịch vụ cho sản xuất ở trình độ chuyên nghiệp. Và EU là nơi khởi nguồn của các chuỗi giá trị, ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, logistics… có thể đóng góp chặt chẽ vào quá trình hợp tác giữa doanh nghiệp EU và Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA.
Trong lịch sử Việt Nam đã thành công trong việc thu hút FDI, và hiện nay, Việt Nam mong muốn huy động các nguồn lực phát triển theo mô hình PPP. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hy vọng, với khuôn khổ EVFTA, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp EU sẽ hợp tác với Việt Nam trong phát triển các dự án hạ tầng, kinh tế xã hội, cũng như các lĩnh vực phát triển kinh doanh theo mô hình PPP. Đây là lĩnh vực đầy triển vọng cho các doanh nghiệp EU có thể vào Việt Nam.
Ngoài ra, với các lĩnh vực như nông sản, thủy sản như cà phê, hạt tiêu, điều, thủy sản… không chỉ mang ý nghĩa đẩy mạnh xuất khẩu mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho chục triệu lao động. Điều này thể hiện tính nhân văn trong quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Đương nhiên, với EU, sẽ có lựa chọn phong phú về hàng hóa, với giá cả phù hợp, với sự phát biệt đến từ Việt Nam. Hiệp định này sẽ không chỉ có lợi cho hàng chục triệu doanh nghiệp, mà còn mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người dân của cả hai bên, và đóng góp vào sự phát triển của nền thương mại thế giới.
Trong thời gian tới, VCCI phối hợp cùng các cơ quan liên quan, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như EuroCham đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, để các doanh nghiệp EuroCham có thể tận dụng tối đa cơ hội này để đóng góp vào quá trình thực hiện thành công cho hiệp định.
Cuỗi cùng, Bộ Công thương cũng như VCCI đã có những hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt quá trình đàm phán tuy nhiên nguồn lực còn đang hạn chế, ví dụ như Trung tâm WTO của VCCI. Chính vì việc thiếu nguồn lực nên hoạt động hỗ trợ chưa thể vươn nhiều tới các doanh nghiệp SME. Vì vậy, VCCI mong muốn có nhiều nguồn lực hơn từ Chính phủ và EU hỗ trợ cho Việt Nam trong các chương trình hướng dẫn hỗ trợ để các doanh nghiệp thực hiện thành công hiệp định này.