Tỉnh Thái Nguyên mong các doanh nghiệp cởi mở, thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, trăn trở trong sản xuất, kinh doanh và cùng hiến kế cải thiện môi trường đầu tư.
Huyện Phú Lương đang trên đà phát triển, tuy nhiên địa phương chưa có trung tâm thương mại, chợ truyền thống. Doanh nghiệp mong muốn chính quyền địa phương tạo điều kiện về quỹ đất để doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trên địa bàn.
Đồng thời, chính quyền huyện xem xét phát triển các cụm công nghiệp để Phú Lương đẩy mạnh thu hút đầu tư về công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Thông qua đánh giá PCI và DDCI hàng năm, các cơ quan sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố cần nhìn nhận một cách tích cực và rõ vấn đề về một số chỉ số còn thấp doanh nghiệp chưa hài lòng...
Chính quyền cần quan tâm thường xuyên, hiểu tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp... chính quyền và doanh nghiệp tạo nên một mắt xích không thể tách rời.
Cơ hội đầu tư của doanh nghiệp như “mũi tên bay qua cửa sổ”, nên doanh nghiệp cần tận dụng khi thời cơ đến. Tuy nhiên, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư vẫn khá phức tạp, thời gian thực hiện dài.
Doanh nghiệp mong muốn Nhà nước thấu hiểu doanh nghiệp nhiều hơn, có những chính sách ưu đãi đầu tư, cải cách TTHC, giảm thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng
Dưới sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Thái Nguyên, công ty đã tiếp cận mặt bằng kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng một cách thuận lợi và đi vào sản xuất.
Trong bối cảnh nguồn cung lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn ít, doanh nghiệp mong muốn các sở, ngành hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động để đảm bảo hoạt động sản xuất được ổn định.
Chè luôn là sản phẩm OCOP có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở cao, đòi hỏi các HTX, doanh nghiệp cần đổi mới hoạt động sản xuất, thương mại.
Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước với các HTX chè trong các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương sẽ giúp HTX có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động thương mại và lan toả tinh hoa văn hóa chè Thái Nguyên.
Sản phẩm VIET Y Tile hiện đã phân phối tại 63 tỉnh/thành và xuất khẩu đến một số nước châu Á.
Do đó, doanh nghiệp kiến nghị thời gian tới, các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để doanh nghiệp có thêm cơ hội mở rộng cơ hội xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm gạch Việt Nam ra thị trường thế giới.
Thời gian qua, Dũng Tân luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan ban ngành, địa phương, xây dựng một trung tâm thương mại và du lịch mang tầm cỡ quốc gia, tiến độ thi công nhanh, trở thành điểm du lịch, lý tưởng cho du khách.
Dũng Tân cùng chính quyền chung tay làm công tác an sinh xã hội.
Trong thời gian tới, Dũng Tân mong muốn các cấp cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn các doanh nghiệp khi có các luật mới ra; quản lý tốt các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về tiếp cận đất đai, mặt bằng sạch...
KDH đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và các sở, ban, ngành chức năng trong tỉnh đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp tin tưởng rằng, với các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả, Thái Nguyên sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, thành công của các nhà đầu tư trong tương lai.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế do do lực lượng PCCC tại doanh nghiệp không phải lực lượng chuyên nghiệp, cần nhiều thời gian đào tạo.
Trong khi đó, các quy định mới về PCCC cần có thời gian cập nhật kiến thức cũng như đầu tư, thay thế trang thiết bị, mà các thiết bị PCCC kinh phí tương đối cao, chi phí bảo dưỡng lớn. Do đó, ngành công an cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về PCCC.
Thái nguyên đang trên đà phát triển công nghiệp nhanh chóng, là điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ, thương mại phát triển.
Doanh nghiệp mong muốn chính quyền tỉnh Thái Nguyên quan tâm tới công tác xúc tiến du lịch, tận dụng vị trí địa lý thuận lợi để thu hút nhiều hơn khách du lịch đến lưu trú trên địa bàn. Đặc biệt, ngành nông nghiệp đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP để trợ lực cho du lịch tỉnh phát triển.
Tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) để giúp doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn.
Nhiều doanh nghiệp khi đến đầu tư tại tỉnh luôn cảm thấy yên tâm bởi môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, các thủ tục hành chính nhanh gọn, sự phục vụ nhiệt tình, tận tâm của các bộ, công chức tỉnh.
Dự án khai thác than của công ty được phê duyệt năm 2014 và sẽ kết thúc năm 2025. Hiện tại, doanh nghiệp đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin cấp phép khai thác cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, hiện hồ sơ đang bị vướng mắc về phần diện tích khai thác so với Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên.
Do đó, doanh nghiệp mong muốn chính quyền tỉnh quan tâm, tháo gỡ những vướng mắc này, sớm điều chỉnh quy hoạch để hoàn thiện hồ sơ cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện khai thác từ năm 2026, đảm bảo công ăn việc làm của hàng trăm lao động tại công ty.
Thời gian qua, thủ tục hành chính đã được giảm bớt rất nhiều, công tác đấu thầu được công khai minh bạch qua mạng, tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
Doanh nghiệp mong muốn lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có những chính sách quan tâm phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ cho huyện Võ Nhai, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Ngành sản xuất gang thép bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do thiếu hụt đơn hàng.
Doanh nghiệp mong muốn các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bằng việc cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.
HTX đang áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để phát triển hơn nữa, HTX mong muốn chính quyền tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ quy hoạch đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án với quy mô lớn hơn, nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, như: xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc sinh học và kĩ thuật chăm bón cây.
Đồng thời, huyện Phú Lương hỗ trợ về mặt bằng để mở rộng sản xuất, kinh doanh chè và các sản phẩm nông nghiệp.
Muốn nâng cao chất lượng chè của Thái Nguyên hướng tới xuất khẩu, cần “nói không” với thuốc bảo vệ thực vật không nguồn gốc. Các vùng chè cần được quy hoạch một cách bài bản hơn để tăng năng suất, chất lượng.
Doanh nghiệp muốn tiếp cận được các thị trường khó tính cần tìm hiểu rõ thị hiếu của thị trường. Đồng thời, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ quỹ đất cho doanh nghiệp mở rộng không gian thưởng thức trà để thu hút khách tham quan, du lịch.
Doanh nghiệp ngành may đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế Thế giới. Để vượt qua giai đoạn này, doanh nghiệp mong muốn cơ quan nhà nước có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về tuyển dụng lao động, thu hút lao động phạm vi gần để giảm bớt thời gian và chi phí di chuyển của lao động.
Một số thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà, doanh nghiệp mong muốn được cắt giảm để thực hiện thuận lợi hơn.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành trí tuệ nhân tạo đang rất cao để hỗ trợ quá trình số hóa toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường lao động ngành này còn rất hiếm do số lượng được đào tạo hàng năm còn thấp.
Doanh nghiệp mong muốn được cơ quan nhà nước hỗ trợ tuyển dụng nhân sự về trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay số lượng mỏ và trữ lượng đất được cấp phép khai thác còn ít, dẫn đến nguồn cung cho các dự án khó khăn, hoặc nếu mua được thì cũng khó có hóa đơn thanh toán. Mặt khác, vị trí các mỏ được cấp lại không phân bổ đều, khiến chi phí vận chuyển đến công trình tăng cao.
Doanh nghiệp kiến nghị tỉnh cấp thêm trữ lượng khai thác cho các đơn vị được cấp mỏ để cung cấp cho các nhà thầu thực hiện dự án. Hoặc cho phép các nhà thầu mua đất ở tỉnh ngoài hoặc được chuyển sang vật liệu san lấp khác.
Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo quyết liệt việc đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để các cuộc đối thoại thực chất, hiệu quả hơn, các buổi đối thoại của các sở, ngành, địa phương cần tránh hình thức, để đảm bảo rằng những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp được giải quyết kịp thời, thỏa đáng.
Đồng thời, các ban, ngành cần tăng cường tiếp xúc với doanh nghiệp nhiều hơn để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp.
Các siêu thị điện máy trên địa bàn TP Phổ Yên đang gặp rất nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, chính sách thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, chính quyền địa phương quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng các chính sách kích cầu vốn, chính sách đãi ngộ để doanh nghiệp lấy lại “năng lượng” phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Đặc thù của nhà máy thép Trường Sơn là sản xuất các sản phẩm không dễ cháy (gang thép), thậm chí phải nung đốt thì mới cháy được, trong khi các quy định, quy chuẩn về PCCC nói chung đều áp dụng giống nhau đối với tất cả loại hình doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC cho phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Là người con quê hương Định Hóa tôi mong muốn lãnh đạo huyện tiếp tục tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, cơ chế chính sách mở, quan tâm để HTX, hội viên phát triển và giữ thương hiệu chè Định Hóa; tôn vinh giá trị cây chè và văn hóa Trà, tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè; giới thiệu, quảng bá hình ảnh các làng nghề cũng như các sản phẩm chè huyện Định Hóa đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.