Doanh nghiệp “vừa làm vừa lo” bị phạt

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị định 15/2022 nhận được sự đồng tình rất cao từ cộng đồng doanh nghiệp, nhưng vấn đề thực thi và thủ tục lại “rối như canh hẹ”.

>>> Giảm VAT - “chính sách” chưa từng có

Trao đổi với DĐDN, ông Mạc Quốc Anh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển Doanh nghiệp nhận định, việc thực thi Nghị định 15/2022 thiếu tính đồng bộ khiến doanh nghiệp “vừa làm vừa lo” chi phí tuân thủ cao hơn chi phí được giảm.

- Ông có thể nói rõ những nỗi lo trong Nghị định 15/2022 đang làm khó doanh nghiệp?

Trong quá trình thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% về 8% theo Nghị định 15/2022, nhiều doanh nghiệp cho biết phát sinh vướng mắc vì phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ giảm VAT.

Đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, đại lý vận tải biển phát sinh các khoản thu hộ rất nhiều nên việc xuất thêm hóa đơn riêng cho hàng hóa chịu VAT 8% là không cần thiết. Trong khi thực tế lâu nay nhiều doanh nghiệp đã xuất một hóa đơn điện tử chung cho nhiều hàng hóa chịu các mức thuế VAT khác nhau.

Trước những phản ánh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2022. Quy định mới tại dự thảo lần này cho phép doanh nghiệp xuất một hóa đơn áp dụng các mức thuế khác nhau, nhưng cần ghi rõ thuế suất hoặc mức tỷ lệ % thuế VAT được giảm của từng hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn, thay vì phải tách riêng hàng hóa, dịch vụ giảm VAT.

Trường hợp hoá đơn được xuất từ ngày 1/2/2022 đến khi Nghị định có hiệu lực, Bộ Tài chính cũng đề xuất cho doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại và không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.

- Nhưng thực tế khâu yếu của chính sách thường nằm ở thực thi, vậy ông có lưu ý vấn đề này như thế nào trong triển khai Nghị định sửa đổi lần này?

Đúng vậy, những quy định tại Nghị định 15/2022 là tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng, giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi. Tuy nhiên, doanh nghiệp phản ánh phải tra cứu nghị định, dò từng danh mục sản phẩm, làm lại bảng giá mới cho hàng trăm sản phẩm “rối như canh hẹ”.

 Nhiều doanh nghiệp phát sinh vướng mắc vì phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ giảm VAT.

Nhiều doanh nghiệp phát sinh vướng mắc vì phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ giảm VAT.

Trước đây thủ tục chứng từ rất nhanh gọn vì đều có VAT 10%, nhưng bây giờ phải tìm hiểu sản phẩm đó thuộc nhóm hàng gì, mã ngành đó có được giảm thuế hay không. Chưa kể, có những nguyên liệu đầu vào được doanh nghiệp nhập khẩu không nằm trong đối tượng giảm thuế, tức VAT 10%, nhưng sản phẩm chế biến ra lại được giảm thuế còn 8%.

Hay như cùng ngành nghề, nhưng lại thuộc đối tượng khác nhau dẫn đến việc giảm thuế cũng khác nhau, ví dụ như ngành lưu trú với bất động sản VAT là 10%, nhưng với khách sạn VAT chỉ 8%, dịch vụ ăn uống được giảm thuế VAT 8% nhưng sản phẩm rượu bia vẫn áp thuế VAT 10%. Doanh nghiệp không biết áp dụng thuế VAT sao cho đúng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp bảy tỏ “không giảm còn hơn” vì thủ tục cồng kềnh phát sinh chi phí tuân thủ còn cao hơn, gia tăng rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.

- Vậy ông có đề xuất tháo gỡ khó khăn như thế nào cho doanh nghiệp?

Rõ ràng chính sách giảm thuế VAT chỉ trong năm 2022, tức là còn 9 tháng nữa thôi nên Bộ Tài chính cần khẩn trương ban hành hướng dẫn cũng như Nghị định sửa đổi. Nguyên tắc hướng dẫn phải rõ ràng, cụ thể, thống nhất và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực thi. Chúng tôi đề xuất áp dụng giảm thuế VAT với tất cả lĩnh vực, ngành hàng. Đồng thời, áp dụng chính sách giảm thuế tới hết tháng 6/2023 thay vì hết năm 2022.

Đại dịch Covid-19 khiến các ngành hàng đều chịu tác động, do đó, những doanh nghiệp còn trụ lại được đều cần được kích thích phục hồi. Cùng với đó, những ngành cơ quan nào phải chịu trách nhiệm phổ biến quy định về chính sách thuế VAT cho ngành lĩnh vực đó.

Để thực hiện chính sách đảm bảo thông suốt cần tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện thông qua các đại lý thuế, các chi cục thuế địa phương đặc biệt đối với các bộ phận kế toán công nợ, kế toán hành chính, kế toán tổng hợp để doanh nghiệp nắm rõ. Đặc biệt, áp dụng công nghệ đồng bộ, sửa đổi ngay VAT từ 10 xuống 8% một cách nhanh chóng.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn Thuế Deloitte Việt Nam:

Nhiều doanh nghiệp vẫn không rõ hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp có thuộc phạm vi các đối tượng không được áp dụng, như liệt kê tại các phụ lục kèm theo Nghị định 15/2022; chưa nắm rõ cách tra cứu mã hàng hóa, dịch vụ, thời điểm áp dụng thuế suất giảm; việc tách hóa đơn khi bán nhóm hàng hóa, dịch vụ có cấu phần được giảm và không được giảm thuế VAT...

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Đại học Tài chính:

Thách thức cũng đặt ra đối với cơ quan quản lý trong việc xác định rõ đối tượng được miễn, giảm thuế VAT và việc áp dụng đúng trong thực tế? Không chỉ vậy, có thể tạo ra lỗ hổng trong quản lý với cơ chế xin cho của các cơ quan quản lý ở các lĩnh vực không thuộc đối tượng được giảm. Khi các cơ quan quản lý và cán bộ thuế đồng ý cho các doanh nghiệp này được hưởng, dẫn đến những vấn đề bất bình đẳng…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp “vừa làm vừa lo” bị phạt tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711654575 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711654575 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10