Khủng hoảng là điều không ai mong muốn, song Tổng giám đốc Tập đoàn Kangaroo Nguyễn Thành Phương cho rằng, đó cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp có thực lực vượt lên.
Điều cốt lõi là doanh nghiệp phải bắt nhịp được với thị trường, đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Theo ông Phương, sức mua giảm sút là điều nguy hiểm nhất đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Vì thế, Kangaroo luôn phải nghiên cứu kỹ, đưa ra sản phẩm đúng và trúng nhu cầu của thị trường. Đơn cử, do nguồn tiền trong dân hiện nay ít nên phân khúc hàng thiết yếu, bình dân được chú trọng hơn, nhưng bên cạnh đó, hãng vẫn phải tung ra sản phẩm đắt tiền hơn như bếp từ hồng ngoại, hút mùi cảm biến khí gas... để giữ khách hàng cao cấp.
Không mạo hiểm, khó thành công
Giữ vai trò “kẻ dẫn dắt thị trường”, Kangaroo luôn có một công thức đặc biệt để tạo nên dấu ấn riêng trên con đường phát triển của mình. Đằng sau sự thành công của Máy lọc nước Kangaroo là sự mạo hiểm, quyết tâm của một người đã trải nghiệm đủ các công cụ lọc từ than, cát, đá sỏi, chứng kiến sự khởi sắc công nghệ của các nền văn minh thế giới. Và cũng phải mất 2 năm mới có được sự chấp nhận của thị trường, nhưng đổi lại, Kangaroo đã đặt nền móng cho một nền sản xuất vì sức khỏe cộng đồng từ đó.
Có thể bạn quan tâm
17:20, 22/02/2020
16:52, 22/02/2020
12:39, 22/02/2020
12:30, 22/02/2020
CEO Kangaroo Nguyễn Thành Phương từng chia sẻ, trong kinh doanh nếu không chấp nhận mạo hiểm sẽ khó thành công. Gọi là mạo hiểm nhưng thực chất đó là bản lĩnh của những người làm kinh doanh nói chung. Thiếu bản lĩnh sẽ không dám đứng tách khỏi đám đông. Với Kangaroo, đó là một tập thể đủ bản lĩnh để luôn dẫn dắt cuộc chơi. Và thành quả là Kangaroo luôn tạo ra những dấu ấn và là “các cú sốc” trên thị trường.
“Với máy lọc nước, chúng tôi có sự mạo hiểm, bản lĩnh và sự đầu tư. Mất 2 năm để bán được chiếc máy từ những ngày đầu tiên, chúng tôi hiểu rằng, sự chấp nhận của thị trường mới là “điểm chốt”. Đặc biệt, với một sản phẩm liên quan tới sức khỏe người sử dụng thì để tìm được “điểm chốt” đó là cả một quá trình. Chính vì vậy, sự đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu được hình thành ngay từ thời điểm đó”, ông Phương chia sẻ.
Có một câu nói khiến ông Phương tâm đắc, đó là người tiêu dùng không biết họ muốn gì đến khi chúng ta chỉ cho họ thấy. Đó cũng là gốc rễ của sự phát triển, gốc của khoa học công nghệ. Nếu chỉ sản xuất các sản phẩm thông thường, sẽ không có Kangaroo ngày hôm nay.
Đơn cử, với nước Hydrogen là khái niệm khá mới ở Việt Nam, nhưng khoa học thế giới đã nghiên cứu từ hàng trăm năm nay, đã sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ lâu. Vì vậy, không có lý do gì người Việt Nam lại không được sử dụng các sản phẩm tân tiến như vậy.
“Khó khăn là có, bởi một sản phẩm với những giá trị mới chưa từng được cộng đồng biết đến là một thách thức lớn với đội ngũ của Kangaroo. Rất nhiều vấn đề được đặt ra trong suốt 3 năm vừa nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm định, đánh giá, đo lường”, ông Phương nói.
Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn và luôn hướng đến mục tiêu là người dẫn đầu, thì doanh nghiệp phải đi tiên phong. Ông Phương tin rằng, nếu Kangaroo không làm sẽ khó có doanh nghiệp nào dám làm, như vậy là một sự thiệt thòi cho người tiêu dùng Việt Nam, sự thiệt thòi cho sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Vẫn biết rủi ro là rất lớn, trong đó có cả sự không hấp thụ của thị trường, nhưng theo ông Phương, cái gốc của sự phát triển luôn là chân lý về chất lượng. Một sản phẩm chất lượng mà giá trị của nó vượt xa giá trị đầu tư, thì sẽ không còn phải lo lắng về dòng chảy của nó. Đi trước và tạo ra nhu cầu cho thị trường là công thức mà Kangaroo luôn áp dụng. Máy lọc nước, mà điển hình là máy lọc nước Kangaroo Hydrogen đã tạo được cầu của thị trường, bởi đây là một sản phẩm giá trị. Khi làm được điều đó, Kangaroo sẽ tự tin để dẫn dắt “cuộc chơi”.
Chủ động đón “sóng” hội nhập
Làn sóng hội nhập đã tràn vào từng kế hoạch đầu tư - kinh doanh, các doanh nghiệp đang căng buồm nương theo những con sóng lớn. Và ông Phương nhìn thấy cơ hội nhưng đi kèm theo đó là vô vàn thách thức. Mở cửa bao giờ cũng mang đến thách thức mới, từ chất lượng dịch vụ, sản phẩm, sự sáng tạo, hoạt động truyền thông, thương hiệu… Nếu doanh nghiệp nội không bắt kịp với môi trường mới, doanh nghiệp ngoại sẽ thắng ngay trên sân nhà.
Ông Phương cho rằng, trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều quan điểm xưa cũ giờ đã không thể áp dụng được. Trước đây người ta hay nói chậm mà chắc, nhưng với một thế giới phẳng như hiện nay, nhanh mà chắc còn chưa ổn. Hay một quan niệm khác là nên tập trung cho làm tốt một thứ. Nhưng với sự cạnh tranh và phát triển của thị trường như bây giờ, làm tốt tất cả cũng còn không chắc. Với Kangaroo, cùng đầu tư để phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu là điều chúng tôi phải làm để tồn tại và phát triển bền vững. Thách thức chỉ là một từ nhẹ nhàng để nói về quá trình đầu tư song song đầy mồ hôi và nước mắt này.
Ông cũng cho biết, trong việc mở rộng thị trường ra khu vực Đông Nam Á, chúng tôi gặp rất nhiều vướng mắc, đặc biệt là về mặt văn hóa. Ví dụ, khác với người Việt bữa nào nấu cơm bữa đó, nhưng ở Indonesia người ta nấu cơm 1 lần cho cả 3 bữa trong ngày. Vì vậy nồi cơm điện bán cho họ phải có chế độ ủ ấm 3D, giữ nhiệt tốt được cả ngày dài. Về mặt nghiên cứu, công ty quan niệm phải đập phá cái cũ thì mới có thể phát triển cái mới. Việc nghiên cứu này cũng phải đầu tư, hy sinh thì mới có thể cho ra được những tính năng mới.
Còn tại các thị trường khác, Kangaroo cũng đã tạo được dấu ấn về hàng hóa mang thương “made in Vietnam”. Nói về lợi ích của việc mở cửa hội nhập, theo ông Phương, chỉ riêng việc giảm thiểu thời gian lưu thông hàng hóa đã là một thắng lợi lớn cho doanh nghiệp rồi.
Và Kangaroo đã chuẩn bị cho mình hội nhập từ nhiều năm trước khi xác định trở thành tập đoàn số 1 Đông Nam Á. Đó là tích lũy về vốn, cơ sở hạ tầng, độ phủ hàng hóa, đối tượng khách hàng. Kangaroo đã cắm rễ sâu tại Việt Nam, sản phẩm phủ đến từng gia đình...