Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “chúa sông Bắc Kỳ”- lĩnh vực cấm địa với người Việt đầu thế kỷ 20. Nhưng nhờ chiến lược mua bán, sáp nhập ông Bưởi đã đứng trên vai người khổng lồ, lập nên sự nghiệp.
Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm giàu “vì dân giàu thì nước mới giàu”. Với tôn chỉ này Bạch Thái Bưởi xứng đáng được suy tôn là “doanh nhân dân tộc”.
Mặc dù kinh qua rất nhiều lĩnh vực, nhưng thành công đỉnh cao nhất của đế chế Bạch Thái Bưởi là kinh doanh vận tải đường thủy. Ông thuê 3 chiếc tàu chở thư và hành khách của một hãng tàu Pháp vừa hết hợp đồng với Chính phủ, khai thác hai tuyến Hà Nội - Nam Định và Nam Định - Nghệ An.
Nhưng một vấn đề hóc búa xuất hiện, số lượng phương tiện hạn chế, thiếu kinh nghiệm vận hành và quan trọng hơn là làm sao nhanh chóng gia tăng tiềm lực để cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ?
Phương pháp hữu hiệu nhất được Bạch Thái Bưởi lựa chọn là thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập, kinh tế học hiện đại gọi là M&A. Kế hoạch thành công mỹ mãn, các thương vụ M&A nhằm vào hãng tàu Pháp nhanh chóng ký kết, Desch Wander, Marty d’Abbadie, Deschwanden là những cái tên đã thuộc về công ty Bạch Thái Bưởi.
Để biết các thương vụ này tầm cỡ như thế nào thì phải quay về với bối cảnh nước ta những năm đầu thế kỷ 20. Tất cả các lĩnh vực đều nằm trong tay người nước ngoài, người An Nam bị hạn chế quyền kinh doanh, buôn bán, tai họa có thể ập xuống bất cứ lúc nào nếu ai đó làm phật lòng chính quốc.
Sự xuất hiện của đội tàu này làm “ngứa mắt” các thương nhân Hoa kiều, họ cho hạ giá vé quyết đè chết đối phương, cuộc đua xuống đáy - Bạch Thái Bưởi nhận thức được khó sống sót, ông nghĩ tới thứ vũ khí có sẵn đó là “tinh thần dân tộc”.
Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Ông cho để một cái thùng trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.
Nhưng để phát huy được vũ khí này, bản thân ông Bạch đã gây dựng uy tín cá nhân từ lúc mới khởi nghiệp, người ta giúp ông là vì thấy có quyền lợi của mình trong đó. Thương vụ thu mua nông sản năm nào tuy vỡ lỡ, nhưng ông không bỏ chạy mà vẫn đền bù hợp tình hợp lý cho đôi bên là một ví dụ.
Nhưng không có cái tên nào quý và ý nghĩa bằng Bình Chuẩn - con tàu chạy máy hơi nước đầu tiên do người Việt thiết kế và thi công, thực hiện hành trình Hải Phòng - Sài Gòn vào tháng 9/1020 trong sự ngỡ ngàng của giới thương nghiệp miền Nam.
Sự nghiệp kinh doanh của Bạch Thái Bưởi còn chứng minh một điều, người Việt hoàn toàn đủ bản lĩnh, trí tuệ để làm ăn với thế giới. Về nội tại, ông Bưởi để lại triết lý kinh doanh mà đến nay vẫn nguyên giá trị “giàu vì dân giàu thì nước mới giàu”.
Một nền kinh tế mạnh không thể thiếu tập hợp những doanh nghiệp lớn, đủ sức vươn ra thế giới. Điều thu mua nông sản năm nào tuy vỡ lỡ, nhưng ông không bỏ chạy mà vẫn đền bù hợp tình hợp lý cho đôi bên là một ví dụ.
Nhưng không có cái tên nào quý và ý nghĩa bằng Bình Chuẩn - con tàu chạy máy hơi nước đầu tiên do người Việt thiết kế và thi công, thực hiện hành trình Hải Phòng - Sài Gòn vào tháng 9/1020 trong sự ngỡ ngàng của giới thương nghiệp miền Nam.
Sự nghiệp kinh doanh của Bạch Thái Bưởi còn chứng minh một điều, người Việt hoàn toàn đủ bản lĩnh, trí tuệ để làm ăn với thế giới. Về nội tại, ông Bưởi để lại triết lý kinh doanh mà đến nay vẫn nguyên giá trị “giàu vì dân giàu thì nước mới giàu”.
Một nền kinh tế mạnh không thể thiếu tập hợp những doanh nghiệp lớn, đủ sức vươn ra thế giới. Điều kiện này, ở doanh nghiệp Việt không có nhiều ngoài mấy cái tên quen thuộc như Vingroup, Vinamilk, FPT.
M&A chính là “đứng trên vai người khổng lồ”, thâu tóm và tận dụng kinh nghiệm của đối thủ để vươn lên. Đây cũng là cách mà các đế chế kinh tế như Apple, Google, Toyota, Ford, Facebook thường sử dụng để kiềm chế đối thủ.
Khi Apple mới ra đời, HP đã là “đại gia” công nghệ tầm cỡ thế giới, nhưng bằng sự nhạy bén và táo bạo, các nhà lãnh đạo “táo khuyết” đã mua được HP trong sự ngỡ ngàng của giới công nghệ. Kết quả rõ ràng, Apple vươn lên số 1 còn HP mất hút từ thời điểm đó.
Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc thường đi kèm với các thương vụ M&A diễn ra khắp nơi trên thế giới, nhờ đó họ tận dụng được ưu thế công nghệ, kinh nghiệm quản lý, doanh nghiệp Trung Quốc đóng vai trò quan trọng tại Mỹ và châu Âu.
Ở Việt Nam thì sao? Đáng tiếc, chúng ta bỏ qua rất nhiều thương vụ mà lẽ ra phải thuộc về người Việt, như Big C, Sabeco. Rõ ràng, không một doanh nghiệp nào lớn lên, không một nền kinh tế nào muốn thịnh vượng mà không quan tâm đến M&A.
Đâu là con đường cho các doanh nghiệp trẻ có tham vọng lớn? Đi theo đường thẳng lối mòn? Nếu như thế, mãi mãi là người đến sau. Chỉ có một cách duy nhất để vươn lên, đi tắt đón đầu là “đứng trên vai người khổng lồ”.
Có thể bạn quan tâm