Thép Việt Nhật lên tiếng về tin đồn “bệnh nhân thứ 17 là con gái chủ Tập đoàn”, "Cuộc chơi" lớn của Thaco, UNIQLO “chào” Hà Nội,... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
1. Thủ tướng gợi ý phương án "gỡ khó" cho kinh phí bảo trì đường sắt
Vấn đề chậm giao vốn ngân sách 2020 cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt ảnh hưởng hoạt động của 20 doanh nghiệp đường sắt.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 70/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ đưa ra hai phương án về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2020 để thảo luận, cho ý kiến về các phương án.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
2. Thép Việt Nhật nói gì về tin đồn “bệnh nhân thứ 17 là con gái chủ Tập đoàn”?
Hà Nội hiện đã thực hiện phong toả, cách ly khu vực Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Quốc Tuấn
Tập đoàn thép Việt Nhật khẳng định, từ khi thành lập năm 1998 cho đến nay không có ai trong hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị có tên là N.K.T như thông tin trên các mạng xã hội đăng tải.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
3. "Cuộc chơi" lớn của Thaco
Sau tỷ phú Vượng, tỷ phú Dương sẽ gia nhập thị trường xe máy.
Rục rịch từ năm 2018, mới đây, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) của tỷ phú Trần Bá Dương đã chính thức thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực xe máy.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
4. UNIQLO toan tính gì ở Việt Nam?
UNIQLO Vincom Phạm Ngọc Thạch với tổng diện tích bán hàng lên đến 2.500 m2
UNIQLO “chào” Hà Nội bằng việc khai trương UNIQLO Vincom Phạm Ngọc Thạch với tổng diện tích bán hàng lên đến 2.500 m2 vào ngày 6/3/2020.
Tỷ phú người Nhật kiêm nhà sáng lập UNIQLO, ông Tadashi Yanai nổi tiếng với câu nói: “Không có linh hồn, một công ty sẽ không là gì cả”. Đồng thời nhấn mạnh rằng: “UNIQLO không phải là một công ty thời trang, nó là một công ty công nghệ”. Và thực thực tế, cách tiếp cận khách hàng của thương hiệu may mặc này có nhiều điểm chung với ngành công nghiệp công nghệ. Đó là cách UNIQLO tiến ra thị trường quốc tế.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
5. Phép thử trong cuộc vượt dốc của Hoàng Anh Gia Lai
Một nhà máy thủy điện do Hoàng Anh Gia Lai xây dựng. Ảnh: HAGL.
Dù mạnh tay bán các mảng kinh doanh không hiệu quả nhưng tương lai của Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa sáng sủa.
Trước khi tập trung vào phát triển nông nghiệp như hiện nay, HAGL từng hoạt động trong 7 lĩnh vực gồm bất động sản, sản xuất, thương mại và dịch vụ, xây dựng, cây công nghiệp, năng lượng, khoáng sản với hơn 36 công ty con và công ty liên kết tại 5 nước Đông Nam Á.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
6. Dự án Đạm Ninh Bình: Kiểm toán "đụng” đâu sai đấy!
Có 152 thiết bị nhập khẩu (giá trị 50,546 triệu USD) không được Ban QLDA Nhà máy Đạm Ninh Bình kê khai hải quan.
Thiết kế điều chỉnh từ 2 dây chuyền nghiền sấy than CMD lên 3 dây chuyền làm tăng giá trị hợp đồng EPC khoảng 66,8 tỷ đồng không đúng quy định.
Đây là một phần trong bản báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa gửi lên Thủ tướng về thực trạng dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình. Cụ thể, hợp đồng EPC “quy định, hệ thống nghiền và sấy than gồm 2 máy nghiền và sấy than, công suất mỗi máy 67,5 tấn/giờ” là điều kiện tiên quyết phải đạt được.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
7. Uber “điêu đứng” vì Uber Eats
Uber đang gặp nhiều khó khăn do phải gánh lỗ cho Uber Eats
Uber Eats ra đời từ 4 năm trước với hoạt động chính giao nhận thực phẩm, từng là tia hy vọng giúp Uber lấy lại vị thế của mình trên thị trường.
Tuy nhiên, từ khi IPO vào tháng 5/2019, Uber đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi Uber Eats đang “níu chân” Uber.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
8. "Ẩn số" One Mount Group
Tên gọi One Mount Group được cho là lấy cảm hứng từ thành ngữ "ba cây chụm lại nên hòn núi cao" đề cập việc hợp tác trên nhiều phương diện giữa 3 tập đoàn tư nhân cũng như 3 tỷ phú hàng đầu Việt Nam.
Cụm từ One Mount Group được lấy cảm hứng từ câu thành ngữ "ba cây chụm lại nên hòn núi cao", tượng trưng cho sự bắt tay giữa những doanh nghiệp lớn có thể tạo ra một thứ gì đó lớn lao.
Tháng 9/2019, CTCP One Mount Group được thành lập với một trong những cổ đông sáng lập chính là CTCP Tập đoàn Vingroup.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
9. Kịch bản nào cho 'ông trùm sân bay' ACV trong năm 2020?
ACV đã đề xuất một số kịch bản, trong đó, với kịch bản tiêu cực nhất, ACV ước tính lượng hành khách giảm 35 triệu lượt từ kế hoạch ban đầu là 127 triệu lượt xuống 92 triệu lượt.
Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của ACV được dự báo giảm 25% trong kịch bản tốt nhất. Kịch bản xấu nhất có thể giảm tới 71%.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
10. Khai thác bất động sản có "cứu" được Vinafood 2?
Ông Võ Thanh Hà giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kì 2018-2023 từ ngày 1/3.
Gặp khó vì thị trường lúa gạo không thuận lợi cùng khoản lỗ khủng sau cổ phần hóa, Vinafood 2 kỳ vọng bổ sung 3 ngành nghề kinh doanh mới dựa trên lợi thế đất vàng.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
11. Chanel đứng ngoài cuộc chơi “giảm giá”
Nữ minh tinh điện ảnh Nicole Kidman trở thành “người phát ngôn” cho Chanel No.5 năm 2004.
Chanel là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp nhất trên thế giới với hơn 100 năm tuổi, nhưng luôn là sản phẩm đáng mơ ước của giới mộ điệu thời trang.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
12. Rolex "khuấy đảo" thế giới
Giới sao Hollywood, đặc biệt là đàn ông luôn coi chiếc đồng hồ Rolex như một món vật dụng thể hiện đẳng cấp, ngay cả khi xuất hiện trước công chúng cũng như trên phim ảnh.
Hẳn những ai quan tâm tới thương hiệu đồng hồ Rolex đều thắc mắc tại sao những chiếc đồng hồ này lại có giá “trên trời”, thậm chí còn đắt hơn siêu xe.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
13. Cartier: Biểu tượng của sang trọng và xa xỉ
Panthère de Cartier là biểu tượng bất tử trong di sản thương hiệu đồng hồ và nữ trang danh tiếng đến từ nước Pháp.
Những mẫu đồng hồ, vương miện, vòng cổ…chế tác từ ngọc, đá quý đã đưa tên tuổi Cartier là biểu tượng của sự sang trọng ,xa xỉ, đắt đỏ và thành đạt.
Vua Edward VII của Vương quốc Anh đã không “quá lời” khi dành những mỹ từ ưu ái nhất để khen tặng những chế tác của Cartier là "trang sức cho các vị vua - vua của các loại trang sức".
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
14. “Truy lùng” Hermès “vòng quanh thế giới”
Victoria Beckham được cho là có một bộ sưu tập túi Birkin trị giá hơn 2 triệu USD.
Không thể phủ nhận mức độ xa xỉ của hãng thời trang danh tiếng Hermès. Những sản phẩm của Hermès từ túi xách cho đến quần áo thời trang đều là lựa chọn yêu thích của những ngôi sao đình đám nhất thế giới. Sản phẩm nổi tiếng nhất của Hermès phải kể đến là những chiếc túi sách Hermès Berkin. Với mức giá “cắt cổ” từ 10.000 – 150.000 USD/chiếc, những phụ nữ mang trên mình Hermès Berkin dường như muốn gửi một thông điệp tới người đối diện “tôi là người giàu có và đầy quyền lực”.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
15. Gucci gây “thổn thức” người yêu thời trang cao cấp
Gucci luôn muốn "đánh đố" sự chung thủy của khách hàng.
Dường như các nhà thiết kế của Gucci luôn muốn "đánh đố" sự chung thủy của khách hàng, khi nghĩ ra những sản phẩm vô cùng lạ lùng và "khó tin" với người sử dụng.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
16. Louis Vuitton – kẻ “cai trị” những "tín đồ" hàng hiệu
Diễn viên Hollywood Angelina Jolie được Louis Vuitton mời làm đại diện trong chiến dịch quảng cáo năm 2011, với số tiền 8,5 triệu USD .
Theo bảng xếp hạng những thương thương hiệu giá trị nhất năm 2019 do Tạp chí Forbes bình chọn, Louis Vuitton – thương hiệu thời trang Pháp dẫn đầu lĩnh vực thời trang cao cấp với giá trị 39,3 tỷ USD.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
17. [eMagazine] CEO Nguyễn Đình Tâm: Khát vọng đưa Thiên Long vươn tầm quốc tế
CEO Nguyễn Đình Tâm đã xây dựng chiến lược linh hoạt để ứng phó trước mọi tình huống, đưa Thiên Long trở thành công ty văn phòng phẩm có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất khu vực Đông Nam Á.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
18. Bí quyết "săn" khách hàng lớn của Tân Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến
Tân Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến
Để tìm được những khách hàng lớn nhất thế giới, phải nhận thấy rằng chúng ta có một đất nước đang thay đổi, công nghệ đang trao cho chúng ta một vũ khí để cạnh tranh toàn cầu.
Ông Hoàng Nam Tiến, Tân chủ tịch HĐQT FPT Telecom chia sẻ và nhấn mạnh để đạt thành công vai trò con người, sự giao tiếp phải bắt đầu từ từng con người cụ thể.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
19. Tân Tổng Giám đốc Mai Linh giữ chức Phó Chủ tịch Tập đoàn là ai?
Tập đoàn Mai Linh bổ nhiệm ông Rahn Wood - Tổng giám đốc giữ chức Phó Chủ tịch Tập đoàn phụ trách kinh doanh
Thông tin từ Mai Linh cho biết ngày 4/3/2020, Tập đoàn Mai Linh bổ nhiệm ông Rahn Wood - Tổng giám đốc giữ chức Phó Chủ tịch Tập đoàn phụ trách kinh doanh.
Việc tiếp tục bổ nhiệm ông Rahn trong cương vị Phó Chủ tịch Tập đoàn phụ trách kinh doanh nằm trong kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung củng cố, đẩy mạnh và bổ sung nhân sự chủ chốt cho việc phát triển mảng kinh doanh và kiện toàn bộ máy quản lý.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
20. Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ và mối lương duyên với mì gói
Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ.
Là một trong những doanh nhân duy trì hoạt động kinh doanh chính tại Đông Âu nhưng ông Đặng Khắc Vỹ vẫn có ảnh hưởng tại thị trường Việt đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng và mì gói.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
21. Bước ngoặt của ThaiHoldings
Tại thời điểm cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Công ty CP Thaiholdings tăng đột biến từ mức 206 tỷ đồng lên 828,57 tỷ đồng
Đang trên đà phát triển, bất ngờ "thuyền trưởng" của ThaiHoldings - ông Nguyễn Đức Thụy - lại rời vị trí. Ông Nguyễn Chí Kiên, thay ông Nguyễn Đức Thụy chính thức từ đầu tháng 3/2020
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY