Gỡ 'nút thắt' về giao vốn bảo trì cho ngành đường sắt, Vinasun khó tìm lại hoàng kim, Tâm thư Lãnh đạo gửi cho nhân viên trong cơn bão COVID-19,... là những tin đáng chú ý tuần qua.
1. Gỡ 'nút thắt' về giao vốn bảo trì cho ngành đường sắt
Bộ GTVT cho rằng, phương án tiếp tục giao vốn bảo trì cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) có rất nhiều điểm thuận lợi cho cả cơ quan quản lý lẫn VNR.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
2. Vinasun khó tìm lại hoàng kim?
Kể từ năm 2013, sự phát triển mạnh mẽ của smart phone và các ứng dụng di động đã tác động mạnh đến thị phần của Vinasun, khiến tình hình kinh doanh của Vinasun ngày càng sa sút.
Giới phân tích cho rằng, dù lợi nhuận của hãng taxi Vinasun có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn chưa thể giúp hãng lấy lại thời hoàng kim.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
3. Động lực "vượt khó" của vua cá tra Hùng Vương
Trong khi thuỷ sản “đứng hình” vì COVID-19 thì hi vọng của "vua cá tra" miền Tây - ông Dương Ngọc Minh - đặt vào đàn heo.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
4. Nút chờ của bột giặt NET
Hậu M&A Netco, Masan hứa hẹn từng bước đưa bột giặt NET từ “thương hiệu nông thôn” trở thành thương hiệu phổ biến.
Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong số hơn 30 công ty trong nước, NET (Công ty cổ phần Bột giặt Net - Netco) là 1 trong 3 công ty có chỗ đứng nhất định trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận (chủ yếu là thị trường nông thôn).
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
5. Truyền hình AVG trở lại, có lợi hại?
Với việc quay trở lại thị trường truyền hình trả tiền sau một thời gian dài “im hơi lặng tiếng”, AVG được kì vọng sẽ khiến thị trường này sôi động trở lại trong thời gian tới.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
6. TCM "ngấm mệt" vì COVID-19
Với diễn biến phức tạp từ dịch COVID-19, Dệt may Thành Công (TCM) báo doanh thu và lợi nhuận đều không đạt kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận 2 tháng đầu năm giảm 63%.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
7. Nhà máy đạm Ninh Bình lỗ gần 5.000 tỉ đồng
Kết quả Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã rót 667 triệu USD đầu tư dự án đạm Ninh Bình, nhưng đến nay sau 9 năm đưa vào vận hành, sản xuất, nhà máy rơi vào cảnh thua lỗ gần 5.000 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu nhà nước 2.600 tỉ đồng, với giá than hiện nay nhà máy càng vận hành càng lỗ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
8. Lên phương án “tháo nợ” cho Vinawaco
SCIC sẽ thoái phần vốn nhà nước tại Vinawaco, để thanh toán cho Vietcombank khoản nợ gốc 12,59 tỷ đồng vay mua 3 tàu vận tải từ năm 1995.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
9. Vinalines trước "sóng lớn" thoái vốn
Với việc đa số các doanh nghiệp thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, cổ phiếu giao dịch với thanh khoản èo uột, khả năng thoái vốn thành công của Vinalines rất mịt mờ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
10. Doanh nghiệp tại nhiều địa phương “tê liệt” vì COVID-19
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm có hơn 16.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số chờ giải thể hơn 9.400 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 2.800 doanh nghiệp, trong đó có 2.500 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
11. Bão dịch, Cánh Diều vẫn quyết bay
Dự án vận tải hàng không Cánh Diều được trình Thủ tướng, số vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư huy động là 5.500 tỷ đồng - lớn hơn nhiều vốn tối thiểu quy định.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
12. Tâm thư Lãnh đạo các hãng bay Việt Nam gửi cho nhân viên
Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong khu vực, châu Âu, châu Á... vẫn khó lường, tiếp tục ảnh hưởng toàn diện đến các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội, tâm lý lo ngại đi lại của người dân.
Trước những khó khăn của ngành hàng không, lãnh đạo các hãng bay khác của Việt Nam như Vietnam Airlines, Jetstar Pacifc, Bamboo Airways, Vietjet cũng đã viết thư khích lệ tinh thần gửi tới nhân viên trong mùa dịch COVID - 19.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
13. Doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' hiến kế vượt khó
Masan, Vingroup, Thaco, Vietjet, BRG..., những doanh nghiệp tư nhân đầu ngành đã có nhiều kiến nghị thiết thực với Thủ tướng trong buổi gặp sáng 12/3 nhằm khơi thông khó khăn do COVID-19 gây ra.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
14. Doanh nhân nói gì về thách thức và cơ hội trước đại dịch?
Chia sẻ về thách thức trong đại dịch, nhiều doanh nhân cho rằng khủng hoảng luôn là động lực kích hoạt sự thay đổi và muốn chống dịch hiệu quả, đầu tiên phải chống lại sự sợ hãi.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
15. Tâm thư của CEO TransViet "thà mỗi người chỉ bám được một tay trên thuyền nhưng cố gắng không để ai bị chết đuối..."
Mới đây, ông Hoàng Đức Huy, Tổng giám đốc công ty du lịch Transviet đã gửi tâm thư cho các cán bộ nhân viên của công ty, khi ký đơn xin nghỉ phép cho một loạt nhân viên để "ngủ đông", chờ qua đại dịch. Công ty không sa thải nhân viên, cố gắng không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
16. Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ủng hộ 10.000 bộ kit phát hiện virus corona
Hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã huy động 5 tỷ đồng để sản xuất 10.000 bộ kit phát hiện virus corona.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
17. “Nữ đại gia chân đất” ủng hộ 50 tấn gạo chống dịch COVID-19
Vào ngày 10/3, Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu Bích Thủy ở Bắc Giang đã quyên góp 50 tấn gạo cho khu vực cách ly theo dõi sức khỏe tập trung của tỉnh và một số địa phương khác. Được biết, số gạo được trích từ nguồn lợi nhuận kinh doanh của Công ty với tổng trị giá 600 triệu đồng.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
18. Shark Thái Vân Linh: Tại sao khó trong công việc đàn ông được cho là xuất sắc, phụ nữ lại gọi là "thép"?
"Trong công việc ai cũng phải khó. Nếu nam giới khó chịu thì mình gọi họ là một người xuất sắc. Nhưng nếu nữ giới khó chịu thì mình kêu họ là "phụ nữ thép". Vì sao?
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
19. "Thuyền trưởng" Tập đoàn Kosy: Đằng sau sự thành công là một niềm tin sắt đá
Sau 12 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Kosy hiện có trên 20 công ty thành viên, trong đó Công ty Cổ phần Kosy đã niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HoSE) với vốn hoá thị trường gần 3.000 tỷ đồng.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY