Doanh nhân doanh nghiệp xanh

Diendandoanhnghiep.vn Những doanh nghiệp vì lợi ích và mục tiêu xã hội mà ươm mầm tương lai, chính là những doanh nghiệp Xanh, những doanh chủ Xanh.

Tập trung vào việc tạo ra các nguồn vốn xã hội, tham gia giải quyết được những vấn đề xã hội như mong muốn... đã và đang mang đến một khái niệm doanh nghiệp mới – những công dân, doanh nhân, doanh chủ xã hội hướng đến là những tác nhân tạo nên sự thay đổi của xã hội, nền kinh tế và xa hơn, là thế giới.

“làm gì đó cho đời”

Trên thực tế ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, phi lợi nhuận cần được hiểu rộng, không phải là miễn phí. Đó là khi lợi nhuận mà một tổ chức thu được, sẽ được tái đầu tư cho hệ thống vận hành và mục đích vận hành, hoạt động là mang đến lợi ích chung cho toàn xã hội, người dân được thụ hưởng. Trên tầng nghĩa đó, phi lợi nhuận của những Tập đoàn kinh tế hoạt động theo định hướng này, dựa trên lợi ích về mặt xã hội (cause-driven) chứ không phải là lợi ích về mặt kinh tế (profit-driven), là những doanh nghiệp xã hội (social enterprise hoặc social business).

Phát triển nông nghiệp, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo thông qua chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam, hơn thế, sự đóng góp để thay đổi bằng chất lượng dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe người Việt, là đóng góp của "doanh nhân xã hội" Mai Kiều Liên và Vinamilk trong nhiều năm qua. Với quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam", ra mắt sản phẩm sữa tươi organic đầu tiên tại Việt Nam, Vinamilk đã thay đổi quan điểm cho rằng "sữa ngoại tốt hơn sữa nội" xuyên suốt giai đoạn 2006-2009. Hơn thế, hàng triệu trẻ em Việt Nam đã có thể được vun đắp nền tảng thể lực để lớn lên.

Ở tầm vĩ mô, Việt Nam đã ban hành một loạt chính sách như 17 mục tiêu về phát triển bền vững đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh...

Hay nói đến Vingroup. Vingroup đã đi rất nhanh nhưng chuyển hướng định hướng hoạt động giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội được “cân đối”, “bù trừ” trong từng lĩnh vực mũi nhọn. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup bộc bạch, đó là mong muốn “làm được cái gì đó cho đời”, là “thế giới cần phải biết đến Việt Nam trí tuệ và đẳng cấp”...

Những doanh nghiệp đó chính là những doanh nghiệp Xanh, những doanh chủ Xanh. Ðó cũng sẽ tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho người lao động với những mục tiêu cao cả trong công việc. Ðó có thể là niềm hạnh phúc cho chính các doanh chủ khi góp phần tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người xung quanh và thế hệ tương lai…

Tạo thêm nhiều cảm hứng

Theo một khảo sát toàn cầu, 86% người tiêu dùng nói rằng, doanh nghiệp nên dẫn đầu trong việc giải quyết các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu. Không đặt ra những mục tiêu quá tham vọng như vậy, nhưng trên hành trình thực hiện sứ mệnh, nhiều doanh nghiệp đã có chuỗi nỗ lực tạo ra, quảng bá và bán sản phẩm xanh, cũng như thực thi các sáng kiến xanh.

Ngay từ khi thành lập, Tập đoàn Vingroupp/xác định Vinmec hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.

Ngay từ khi thành lập, Tập đoàn Vingroup xác định Vinmec hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.

Trò chuyện về khái niệm doanh nghiệp Xanh, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh đặt câu hỏi rằng vậy Phúc Sinh và những doanh nghiệp tương tự có thể xem là doanh nghiệp vì xã hội, cho xã hội không, khi họ vươn ra thế giới và khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam, bằng cách tái đào tạo cho các công nhân, người lao động của mình một cách bài bản và thay đổi kinh doanh nông sản (gắn với chân lấm tay bùn) bằng kinh doanh sáng tạo. Thay vì người nông dân bị o ép giá, có thể được ổn định cung cầu nâng cao đời sống. Thay vì người lao động mong đợi mức lương ở ngưỡng thu nhập trung bình như nhiều người Việt khác vẫn đang kẹt chân tại mức trên dưới 2.500 USD/năm, họ có thể thu hoạch nhiều hơn thế. Và qua đó tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ startup bằng chính thành công từ doanh nghiệp “bé hạt tiêu” đi lên ngôi “vua tiêu Việt Nam” và chia sẻ cảm hứng với cuốn sách “Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh”.

Tương tự, người phụ nữ lừng lẫy của ngành hàng không Việt, Nguyễn Thị Phương Thảo còn là người truyền cảm hứng cho hơn 13.000 cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng - tài chính tại HDBank. Đó không chỉ là “cam kết vì lợi ích cao nhất” cho cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng... mà đó trước hết còn là những hoạt động, dịch vụ thiết thực mang đến những lợi ích xã hội, giải quyết ngay những vấn đề xã hội để góp phần tạo ra thay đổi, như tài trợ 10.000 tỷ đồng cho nông nghiệp cao và thiết lập cơ chế để tín dụng có thể đến với nông nghiệp, nông dân vừa có thể kích hoạt đòn bẩy cho nông nghiệp phát triển… Một dạng thức mà lợi ích xã hội thu được, sẽ mang đến đòn bẩy không chỉ ở vi mô, dù không tương tự như đóng góp tài chính vi mô mà Muhamad Yunus, người dành giải Nobel Hòa Bình 2006 đã sáng tạo…

Nhiều doanh nghiệp thường đi làm từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội cộng đồng (CSR) hay tâm niệm: “Từ thiện không có nghĩa là cho đi con cá, mà tốt hơn hãy cho đi 1 cái cần câu”. Với nhiều chuyển biến, xoay chuyển, tự điều chỉnh trong định hướng hoạt động, có thể nói câu chuyện SCR của các các doanh nghiệp ngày nay đã không chỉ dừng lại ở con cá và cần câu. Xa hơn, đó là sự lan truyền cảm hứng về một sứ mệnh mới, xuất phát từ khát vọng và trái tim của một công dân, sứ mệnh kinh doanh tử tế, vì mọi người.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân doanh nghiệp xanh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714263691 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714263691 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10