Doanh nhân và quốc gia, dân tộc

Diendandoanhnghiep.vn Trong lịch sử triết học, không ai luận về kinh tế và chính trị nhiều hơn K. Marx, Engels và Lenin.

Một trong những rường cột của triết thuyết Marx-Lenin là mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị.

Ngày nay, trong cái nhìn phổ thông đại chúng, người ta ít nhắc đến thuật ngữ mang tính hàn lâm nay. Nhưng với công cuộc hoạch định và phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế quốc dân thì mối quan hệ kinh tế và chính trị xuất hiện một cách khách quan.

Vì sao mối quan hệ kinh tế và chính trị có vai trò quan trọng? Biểu hiện của chúng hiện nay như thế nào? Cơ sở nào để xử lý đúng đắn, không thiên cực chính trị, không coi nhẹ kinh tế?

Chúng ta đều thừa nhận, tầng lớp doanh nhân là xương sống của một nền kinh tế, lực lượng chính của phương thức sản xuất, hàm trong quan điểm của Marx: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”.

>> Tư nhân phục vụ lợi ích công

Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị - cũng như doanh nhân với quốc gia, dân tộc còn thể hiện ở chỗ, nếu kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi của tư tưởng chính trị và thể chế chính trị. Nghĩa rằng: Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị cũng tương ứng như thế ấy.

Vậy, luận điểm này có giá trị gì? Nó giống như một lời kêu gọi khẩn thiết của thời đại “Doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia hùng cường, thịnh vượng”. Hãy làm mọi cách để doanh nghiệp, doanh nhân đủ không gian phát huy tính năng động vô hạn của nó.

Nếu đi vào tiểu tiết, một quốc gia sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn tự nó đã xây cho mình thể chế thông thoáng, minh bạch, hiện đại; và ngược lại sự ràng buộc với nền kinh tế có cội rễ sâu xa từ động lực có phần bị triệt tiêu của doanh nhân vì muôn vàn lý do, trong đó đứng hàng đầu là “thể chế”. Ấy là khi chính trị đã dùng sức mạnh cơ bắp bó buộc kinh tế!

Nói về sức mạnh của chính trị, Marx rút ra kết luận: “Tất cả các chính phủ, ngay cả những chính phủ chuyên chế nhất, xét đến cùng, chỉ là người thực hiện tính tất yếu kinh tế bắt nguồn từ tình hình đất nước... họ có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm sự phát triển kinh tế cùng với những hệ quả về chính trị và pháp luật bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế ấy”.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào chính trị và kinh tế cần nương tựa vào nhau cùng song hành. Như Marx đã cảnh báo: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân và quốc gia, dân tộc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713939686 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713939686 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10