Đối phó với Nga, NATO đứng trước thách thức mới

Diendandoanhnghiep.vn Với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Nga, khối NATO đang đứng trước một yêu cầu đầy thách thức: dàn xếp các bất đồng để cải tổ phương thức tự phòng vệ trong bối cảnh an ninh mới.

NATO đang có tham vọng tái cấu trúc nhằm đối phó với Nga và một số cường quốc khác.

>> Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine

NATO đang đứng trước ngưỡng cửa của những thay đổi sâu rộng nhất kể từ kết thúc chiến tranh Lạnh. Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius (Litva) vào tháng 7 sắp tới hứa hẹn sẽ cải tổ mọi thứ: từ ngân sách hàng năm cho đến triển khai quân đội hay công nghiệp quốc phòng trên khắp Châu Âu. Mục tiêu là rõ ràng: Xây dựng một liên minh đủ mạnh để Nga phải e dè trong các tham vọng trong tương lai.

Kế hoạch tái cấu trúc đầy tham vọng

Từ lâu nay, các trở ngại tái cấu trúc của NATO chủ yếu đến từ các yếu tố nội tại, bởi các thành viên “hứa hẹn nhiều hơn là thực hiện”, như nhà phân tích Paul McLeary và Lili Bayer của tờ Politico đã viết. Bên cạnh đó, danh mục ưu tiên đã duy trì vài thập kỷ qua, như khủng bố và vấn đề nhập cư, nay đã không còn phù hợp trước sự quyết đoán của Nga trong chiến sự Nga-Ukraine.

Do đó, cuộc họp sắp tới hứa hẹn những thay đổi lớn nhằm tái cấu trúc cách thức bảo vệ châu Âu của NATO. Chẳng hạn như một kế hoạch mới về cách thức liên minh này triển khai thêm binh lính và khí tài dọc theo mặt trận phía Đông – một động thái phòng vệ trước nguy cơ gia tăng từ Nga. Theo cam kết, kế hoạch phòng thủ phía Đông này có thể điều 300.000 quân sẵn sàng tới giúp đỡ các đồng minh trong thời gian ngắn nếu cần. Với mô hình mới, 100.000 quân có thể được kích hoạt trong tối đa 10 ngày, với 200.000 quân khác sẵn sàng hoạt động trong tối đa 30 ngày. Hiện tại, Lực lượng Phản ứng NATO chỉ có thể cung cấp 40.000 quân sẵn sàng trong vòng chưa đầy 15 ngày.

Ngoài ra, các kế hoạch mới cũng sẽ phân bổ trách nhiệm cho các thành viên dựa trên khu vực địa lý, chẳng hạn như NATO có thể yêu cầu các quốc gia đảm nhiệm các lĩnh vực an ninh khác nhau, từ không gian cho đến lực lượng mặt đất hay trên biển.

Những rào cản vẫn còn đó

Tham vọng là vậy, nhưng để thực hiện hóa kế hoạch đó là một vấn đề hết sức khó khăn trên nhiều khía cạnh. Thứ nhất, làm thế nào để tập hợp và phân bổ hợp lý lực lượng vũ trang các thành viên có mức đầu tư khác nhau?

Các quốc gia như Đức - từ lâu không đầu tư vào các chương trình hiện đại hóa quốc phòng – sẽ mất nhiều thời gian để bắt kịp vai trò đầu tàu. Trong khi Thụy Điển và Phần Lan – hai quốc gia sắp gia nhập NATO – còn mới ở bước đầu để có thể tích hợp lực lượng của họ vào liên minh. Hầu hết các quốc gia khác sẽ phải tăng chi tiêu và đầu tư quốc phòng để đáp ứng được yêu cầu mới của NATO.

Ông Giegerich, Giám đốc phân tích quốc phòng và quân sự của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết: “NATO sẽ cần tăng tốc độ và bố trí các đội hình lớn trên thực địa với quy mô lớn hơn nhiều so với trước đây”.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Tiềm ẩn nguy cơ đối đầu NATO- Nga

Trong khi đó, NATO sẽ gặp vấn đề lớn trong huy động sự đồng thuận về gia tăng chi tiêu quốc phòng. Ngân sách dành cho quân sự vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm, được nhiều nhà phân tích quân sự ví như lời hứa chẳng bao giờ được thực hiện. NATO đã nhận ra vấn đề thiếu hụt khí tài từ một thập kỷ trước nhưng thiếu động lực để giải quyết nó.

Sau khi Nga sát nhập Crimea và một phần của Donbass vào năm 2014, NATO đã ký “Cam kết xứ Wales”, trong đó mỗi nước dành 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024. Thế nhưng, hầu hết các quốc gia đều phớt lờ cam kết đó, khiến Tổng thống Mỹ bấy giờ là Donald Trump phải bực tức yêu cầu châu Âu phải tự lực và ngừng dựa vào chiếc ô an ninh của Washington.

Nguy cơ chiến tranh ngày càng rõ rệt với sự thù địch ngày càng tăng của hai phía

Nguy cơ chiến tranh ngày càng rõ rệt với sự thù địch gia tăng giữa Nga và NATO.

Những đầu tư quốc phòng mạnh mẽ hơn có thể sẽ xuất hiện trong tương lai, sau khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra và các thành viên NATO thấy được những nguy cơ thực sự hiện hữu.

Dù vậy,  việc sử dụng ngân sách để tăng mua vũ khí sẽ là một chủ đề gây nhiều tranh cãi mà EU sẽ muốn tránh. Thay vào đó, các quốc gia có thể hợp tác xây dựng các thiết bị mà đối tác có thể sử dụng, theo gợi ý của ông Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO. Hay nói cách khác, đó là tăng cường sự hợp tác giữa ngành công nghiệp quốc phòng ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nhằm đảm bảo duy trì tuyến vận chuyển vũ khí đạn dược đều đặn tới Ukraine.

Thách thức thứ hai đến từ những rạn nứt trong ý thức hệ Đông – Tây đang âm ỉ trong lòng NATO. Các quốc gia phía Đông liên minh từ lâu đã bị Mỹ và các quốc gia phía Tây chỉ trích vì tốc độ cải tổ chậm chạp, kể cả sau khi chiến sự đột Nga – Ukraine nổ ra. Dù được kết nạp vào NATO từ lâu, nhưng các quốc gia như Ba Lan hay các nước Baltic chỉ được xem là thành viên NATO trên giấy tờ. Không chỉ hạn chế bố trí lực lượng bên ngoài quốc gia, những nước này còn không có những kế hoạch phòng vệ trong trường hợp bị tấn công. Ba Lan kêu gọi một kế hoạch như vậy, nhưng để đề phòng các cuộc tấn công từ Belarus, không phải Nga.

Tuy nhiên, sau chiến sự Nga- Ukraine, một số nước phía Đông NATO đang kêu gọi các đồng minh chủ chốt hành động nhanh hơn để lấp đầy các khoảng trống dọc theo đường biên giới của liên minh, hay củng cố các kế hoạch phòng thủ.

Với những rào cản nêu trên, có thể thấy NATO vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể trở thành một lực lượng quân sự thống nhất khiến Nga phải e sợ. Dù thế nào đi nữa, việc chạy đua vũ trang giữa Nga và Châu Âu cũng không phải là tín hiệu vui đối với thế giới, nhất là khi chỉ một cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong 1 năm qua cũng đã gây ra tác động khủng khiếp trên mọi lĩnh vực trên toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đối phó với Nga, NATO đứng trước thách thức mới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714166359 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714166359 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10