Động cơ nào khiến Nga cắt giảm nguồn cung dầu mỏ?

Diendandoanhnghiep.vn Nga một lần nữa tuyên bố cắt giảm nguồn cung dầu, nhưng tác động của nó đến thị trường toàn cầu dường như không quá mạnh mẽ. Lý do nào dẫn đến quyết định này của Moscow?

Putin có những toan tính gì với tuyên bố cắt giảm nguồn cung dầu?

Putin có nhiều toan tính khi tuyên bố cắt giảm nguồn cung dầu mỏ.

>> "Nước cờ" cao tay của Phương Tây khi cấm vận dầu mỏ Nga

Nga vừa tuyên bố sẽ cắt giảm 5% sản lượng dầu, tương đương 500.000 thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 3 tới đây để đáp trả lại lệnh cấm vận mà Mỹ và phương Tây áp lên dầu Nga.

Tuy nhiên, động thái này được cho là đã không còn nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như đã từng xảy ra năm ngoái. Sau tuyên bố của Nga, giá dầu thô Brent chỉ tăng khoảng 2%, lên 86,39 USD/thùng vào cuối tuần qua.

Các chuyên gia đã phân tích một số nguyên nhân có thể đã dẫn đến động thái này của Nga.

Thứ nhất, Nga có thể đã đánh giá quá cao vai trò của Trung Quốc trong tác động đến giá dầu. Nga dường như kỳ vọng vào sự mở cửa trở lại của nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ giúp gia tăng nhu cầu năng lượng cho sản xuất và dịch vụ thế giới, qua đó giúp đẩy giá dầu tăng cao. Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa cho thấy nhiều sức bật.

Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được IMF dự báo ở mức ảm đạm. Lạm phát và lãi suất tăng cao tại các nền kinh tế hàng đầu đã góp phần làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Các chuyên gia đánh giá, kể cả khi Trung Quốc tăng trưởng mạnh cũng không thể nào tạo ra cú sốc đối với giá dầu thế giới. Như vậy, tác động của đợt cắt giảm sản lượng dầu lần này của Nga cũng không có nhiều ý nghĩa.

Thứ hai, biện pháp này có thể cho thấy sự đi xuống của ngành sản xuất dầu của Nga. Việc các công ty phương Tây rút hoạt động khỏi Nga chắc chắn đã có tác động đến ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này, đặc biệt là tại Siberia. Là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới, việc khai thác dầu tại đây đòi hỏi mức độ kỹ thuật vô cùng phức tạp khi các mỏ ngày càng già đi và các giếng ngày càng sâu hơn dưới lớp băng vĩnh cửu.

Các thiết bị khai thác dầu mỏ cần được bảo trì và nâng cấp thường xuyên, nhưng Nga khó có thể tiếp cận được các công nghệ hiện đại của phương Tây do các lệnh cấm vận. Việc xuống cấp các cơ sở hạ tầng sản xuất có thể là một trong những lý do cắt giảm sản lượng dầu của Nga.

Thứ ba, thị trường thiếu đa dạng của Nga có thể đã góp phần khiến Moscow ra quyết định này. Kể từ khi Mỹ và phương Tây áp các lệnh trừng phạt, Nga chỉ còn một số khách hàng quan trọng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Những quốc gia này đã tranh thủ tối đa nguồn dầu giá rẻ của Nga để bổ sung vào kho dữ trự của mình.

Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên bờ vực suy thoái, nền sản xuất của các quốc gia trên cũng chịu những tác động tiêu cực. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ giảm mạnh đã tác động trực tiếp đến nguồn cung từ Nga.  

Điển hình cho việc này là Nga đang phải bán dầu cho các đối tác với giá còn thấp hơn mức giá trần. Các công ty cho biết họ đã nhận được dầu của Nga vào tháng 1/2023 với mức giá chỉ dưới 50 USD/ thùng, thấp hơn tương đối so với mức trần 60 USD/thùng. Kể cả khi Nga tạo được các kênh mua bán dầu ngoài khơi vùng biển quốc tế để né tránh các biện pháp cấm vận, thì mức giá trần cũng đã góp phần khiến các đối tác dựa vào đó để ép Nga tăng mức chiết khấu.

Ngành dầu mỏ Nga đối mặt với nhiều thách thức

Ngành dầu mỏ Nga đối mặt với nhiều thách thức

>> Chiến sự Nga- Ukraine: “Hé lộ” cách Nga né lệnh trừng phạt

Mặc dù Nga có một số cách giải quyết khác, chẳng hạn như bán dầu cho bên thứ ba, trộn dầu với các nguồn cung cấp khác và sau đó bán lại cho châu Âu, thì đó cũng quá tốn kém và không lu mờ thực tế rằng Nga hiện đang phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ để duy trì khối lượng bán hàng của mình.

Khái niệm giá trần đối với dầu Nga đã được các nước G7 tuyên bố vào tháng 6 năm ngoái nhằm trừng phạt Moscow trong xung đột với Ukraine. Ngân sách liên bang của Nga ước tính đã thâm hụt khoảng 25 tỷ USD do các lệnh cấm vận này. Mức trần giá của G7 áp đặt lên Nga, là 60 USD Mỹ/thùng, được đưa ra nhằm bóp nghẹt doanh thu dầu mỏ của Nga mà không ảnh hưởng quá mức đến khối lượng dầu Nga cung cấp cho thị trường toàn cầu. Các mức trần mới, 100 USD/thùng cho dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm ít giá trị hơn, cũng sẽ có hiệu lực trong tháng 2/2023.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động cơ nào khiến Nga cắt giảm nguồn cung dầu mỏ? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714057178 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714057178 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10