Trong lịch sử, có thể nhìn vào biểu đồ dầu mỏ để dự báo triển vọng kinh tế. Nhưng lần này đã khác, thị trường dầu mỏ quá hỗn loạn.
>>Điều gì “đánh sập” nỗ lực của OPEC+?
Hơn 60 năm tồn tại, Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không ngừng lớn mạnh, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cấu trúc quyền lực địa chính trị toàn cầu. Nắm quyền cung ứng dầu mỏ và khí đốt tức là chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất.
Sau các biến cố như đại dịch COVID-19, chiến sự Nga - Ukraine, đặc biệt là nỗ lực giảm thiểu năng lượng hóa thạch của các hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu từ COP26 đến COP28, tương lai hữu hạn của ngành khai thác dầu mỏ dường như đã được định đoạt.
Tại hội nghị thượng đỉnh gần nhất, OPEC và đối tác rất khó khăn trong việc tìm ra tiếng nói thống nhất cắt giảm sản lượng khai thác. Thậm chí, nhiều nhà quan sát bày tỏ hoài nghi về cam kết mang tính hình thức của tổ chức này tại cuộc họp ngày 30/11 ở Vience.
Trong lịch sử, có thể nhìn vào biểu đồ dầu mỏ để dự báo triển vọng kinh tế. Nhưng lần này đã khác, thị trường dầu mỏ quá hỗn loạn. Điển hình như tình trạng dầu Nga “chảy lòng vòng” lách lệnh cấm vận, làm cho mọi dự báo trước đó bị vô hiệu hóa.
Việc Saudi Arabia đe dọa siết chặt nguồn cung dường như không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các thành viên thị trường bởi cùng lúc đó, nguồn cung từ các nước khác gia tăng trên thị trường.
Ngay trong nội bộ OPEC đã rạn nứt nghiêm trọng, quốc gia đứng đầu Saudi Arabia nhất quyết cắt giảm sản lượng, nhưng thành viên Angola phản ứng quyết liệt. Một số thành viên khác chật vật đạt hạn ngạch được phân bổ.
Ngày 11/12 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ Angola Diamantino Azevedo cho biết, OPEC không còn phục vụ lợi ích của đất nước. Nước này sẽ nối gót các nhà sản xuất cỡ trung khác là Ecuador và Qatar - rời OPEC.
>>OPEC+ không còn lựa chọn nào khác
Ngay sau tuyên bố của Angola, giá dầu quốc tế giảm tới 2,4% khi các nhà phân tích cho biết sự ra đi của nước này đã đặt ra câu hỏi về sự thống nhất giữa OPEC đối tác chiến lược như Nga.
Angola gia nhập OPEC năm 2007, sản xuất khoảng 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày, so với 28 triệu thùng/ngày của toàn nhóm. Sự ra đi của Angola sẽ khiến OPEC chỉ còn 12 thành viên và sản lượng dầu thô đạt khoảng 27 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 27% trong tổng sản lượng 102 triệu thùng/ngày của thị trường dầu thế giới.
Brazil dự kiến sẽ gia nhập OPEC+ vào tháng 1/2024 nhưng sẽ không tham gia vào giới hạn sản lượng phối hợp của nhóm. Cùng với sự ra đi của một số thành viên, các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC cũng như sản lượng ngày càng tăng của các nước ngoài tổ chức này, trong đó có Mỹ đã làm giảm thị phần của họ.
Sự chênh lệch trình độ phát triển là nguyên nhân căn bản dẫn đến mâu thuẫn khó dung hòa trong OPEC. Saudi Arabia đã đang dạng hóa nền kinh tế, dồi dào tiềm lực ngay cả khi họ dừng khai thác dầu mỏ. Nhưng các quốc gia nghèo ở châu Phi luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách, dầu mỏ là lĩnh vực dễ kiếm ngoại tệ nhất.
Trong khi đó, Nga sử dụng dầu mỏ như một công cụ trong cuộc chiến địa chính trị với châu Âu và Mỹ. Điều này cùng với chu kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, đã gây áp lực không nhỏ với các thành viên phụ thuộc vào nguồn thu từ loại năng lượng này.
Hơn nữa, nếu như trước đây OPEC và Mỹ luôn “chiều lòng”nhau để kiểm soát thị trường dầu mỏ thì nay Saudi Arabia dần rơi vào cuộc cạnh tranh giành thị phần quyết liệt với Mỹ.
Có thể bạn quan tâm