Động lực cho sự thay đổi và khác biệt: Đa dạng giới trong HĐQT doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Ngày Phụ nữ Việt Nam là dịp để suy ngẫm về những tiến bộ mà phụ nữ đạt được, cũng như những vấn đề họ gặp phải về bình đẳng giới và tài chính toàn diện, đặc biệt là quan hệ trong lĩnh vực tài chính.

>>> Tăng cường vai trò phụ nữ ngành ngân hàng trước những thách thức mới

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong việc nâng cao địa vị và vị thế của phụ nữ, mỗi năm có hai ngày được dành riêng để tôn vinh vai trò quan trọng của phụ nữ: Ngày Quốc tế Phụ nữ và Ngày Phụ nữ Việt Nam.

Ảnh: Kể từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước có 01 lãnh đạo ngành là nữ, chiếm tỷ lệ 20% trong Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 (Diễn đàn kinh tế thế giới công bố vào tháng 7/2022), chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 đã tăng 11 bậc so với năm 2022 ở vị trí 72/146 quốc gia. Đây là kết quả rất đáng khích lệ của Việt Nam, được quốc tế ghi nhận. (Nguồn: Ủy ban Xã hội của Quốc hội)

Đây là dịp chúng ta suy ngẫm về những tiến bộ mà phụ nữ đạt được, cũng như những vấn đề họ gặp phải về bình đẳng giới và tài chính toàn diện, đặc biệt là quan hệ trong lĩnh vực tài chính.

Do đó, cần có một hệ thống tài chính toàn diện và đa dạng hơn – bởi vì phụ nữ ngày càng kiểm soát nhiều hơn sự giàu có của thế giới. Động lực trao quyền tài chính cho nữ giới đang gia tăng, khi ngày càng có nhiều phụ nữ nắm quyền kiểm soát tài chính của mình.

Đây là cơ hội tuyệt vời để ngành tài chính đánh giá lại chuẩn mực giá trị của mình và tạo ra một hệ thống mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, mang lại lợi ích không chỉ cho phụ nữ mà cho tất cả mọi người.

>>> Phụ nữ Việt Nam chung tay xây dựng giá trị nguyên liệu vùng trong hành trình khởi nghiệp

Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu để tìm hiểu xem chúng ta đang đứng ở đâu, từ quan điểm của  Singapore. Tôi phải nói thêm rằng đây là quan điểm cá nhân của tôi về một vấn đề phức tạp.

Chúng ta đang đứng ở đâu?

Trước hết, có một số lý do để lạc quan. 

Sau đại dịch COVID 19, sự tham gia của phụ nữ vào thị trường việc làm đã được ghi nhận tăng rõ rệt. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều phụ nữ muốn kiểm soát tương lai tài chính của mình hơn bao giờ hết.

Một cuộc khảo sát của Fidelity năm ngoái cho thấy số lượng phụ nữ nói rằng họ quan tâm đến đầu tư đã tăng 50% kể từ đầu năm 2020.

Một nghiên cứu của UBS cũng đưa ra kết luận tương tự, với 68% phụ nữ cho biết họ đang nói  nhiều hơn về vấn đề tài chính trong gia đình.

Có vẻ như sự đề phòng ngày càng tăng đã khiến nhiều phụ nữ phải xem xét lại tình hình tài chính của bản thân và tìm cách kiểm soát số phận của mình.

Thứ hai, cũng có những phụ nữ không nghĩ như vậy - mong muốn không phải lúc nào cũng dẫn đến hành động.

Chỉ một phần nhỏ những người trong cuộc khảo sát của UBS thực hiện các hành động mà họ dự định thực hiện. Một báo cáo khác của UBS cho thấy phần lớn phụ nữ đã kết hôn trên toàn cầu để chồng họ đưa ra các quyết định tài chính.

Những lý do khiến phụ nữ lùi bước rất rõ ràng, đó là: Vai trò giới tính trong lịch sử và xã hội của người phụ nữ là người chăm sóc chính cho gia đình và bản thân họ cũng không đủ tự tin để đưa ra các quyết định tài chính.

Vấn đề là gì?

Phụ nữ không phải là một nhóm đồng nhất. Mục tiêu, kinh nghiệm, kỳ vọng và nhu cầu của họ rất khác nhau. Do đó, cho dù người được tư vấn là chuyên gia trẻ, doanh nhân, con gái thế hệ tiếp theo có tài sản thừa kế hay góa phụ, những lời khuyên đưa ra đều được điều chỉnh phù hợp với các nhu cầu khác nhau của họ.

Ảnh: Những bông hồng quyền lực ngành tài chính ngân hàng. Hàng đầu từ trái sang phải: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT HDBank; bà Lê Thị Thu Loan - PTGĐ Eximbank; bà Bà Bùi Thị Thanh Hương- Chủ tịch HĐQT NCB; Hàng trên từ trái sang phải: Bà Thái Hương -TGĐ BacA Bank; bà Trần Thị Thu Hằng-Chủ tịch HĐQT KienlongBank

Ảnh: Những bông hồng quyền lực ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. (Hàng đầu từ trái sang phải): Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT HDBank; bà Lê Thị Thu Loan - PTGĐ Eximbank; bà Bà Bùi Thị Thanh Hương- Chủ tịch HĐQT NCB; (Hàng trên từ trái sang phải): Bà Thái Hương -TGĐ BacA Bank; bà Trần Thị Thu Hằng-Chủ tịch HĐQT KienlongBank

Thái độ đối với sự tham gia của phụ nữ vào việc đưa ra quyết định tài chính cũng khác nhau giữa các nền văn hóa – theo một nghiên cứu về tài sản được thực hiện bởi Tập đoàn Tư vấn Boston ở khu vực Trung Đông, trong số những phụ nữ tham gia khảo sát, không ai đưa ra các quyết định tài chính trong gia đình, trong khi ở châu Á, hầu hết phụ nữ nói rằng họ chính là người thực hiện điều này.

Khi đề cập đến cuộc đối thoại toàn cầu về bình đẳng giới, người ta thường không nhớ đến Đông  Nam Á. 

Với hơn 676 triệu dân, 11 quốc gia và hàng chục nghìn hòn đảo, khu vực này có rất nhiều sự đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa.

Đông Nam Á đang trải qua thời kỳ tăng trưởng vượt bậc, với nền kinh tế tổng hợp đứng thứ 5 trên thế giới. GDP của khu vực được dự đoán sẽ tăng hơn 5% trong 5 năm tới - cao hơn 1,5% so với mức trung bình toàn cầu. 

Nhờ sự tăng trưởng này, vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao cả trong các lĩnh vực việc làm, y tế, giáo dục và ra quyết định. Kết quả là có nhiều câu chuyện thành công đáng kể và những chỉ số ấn tượng về bình đẳng giới trong khu vực.

Tuy nhiên, ở Đông Nam Á cũng như các nước khác trên thế giới vẫn tồn tại một vấn đề rõ ràng đó  là: Phụ nữ mong muốn được đóng vai trò lớn hơn và tốt hơn, nhưng có nhiều rào cản đang ngăn cản họ tham gia nhiều hơn.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Vậy chúng ta có thể làm gì để tạo ra sự khác biệt cho một vấn đề mà tất cả chúng ta đều coi là quan trọng?

Thu hẹp khoảng cách giới bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực và thông tin là chưa  đủ. Đây là một vấn đề nhiều mặt và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực chung của nhiều bên liên quan để hành động trên nhiều mặt trận.

Giải pháp đưa ra là chúng ta nên đưa ra những quy định cụ thể.

Tại Singapore, Hướng dẫn ba bên về Thực hành Việc làm Công bằng yêu cầu nhân viên và người tìm việc phải được đánh giá dựa trên thành tích, chứ không phải dựa trên các yếu tố không liên quan đến khả năng thực hiện công việc của họ, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân hoặc trách nhiệm gia đình.
Điều đáng khích lệ là các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý và hội đồng kinh doanh ở Singapore đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được, nhằm tăng cường sự đa dạng trong hội đồng quản trị và cấp bậc lãnh đạo.

Tuy nhiên, những thách thức xuất phát từ nguồn gốc sâu xa hơn.

Những định kiến và thành kiến giới có hại vẫn tồn tại dai dẳng cần phải được giải quyết. Suy nghĩ cổ hủ và chuẩn mực giới tính lạc hậu này khiến tư tưởng gia trưởng được củng cố, tiếp tục hạ thấp phụ nữ và hạn chế cơ hội thừa kế, sự an toàn cá nhân, quyền tự chủ và khả năng phát huy hết tiềm năng của họ.

Ví dụ, ở Singapore, những tư tưởng như vậy tồn tại ở cả nam giới và phụ nữ. Theo Chỉ số Lãnh đạo Reykjavik, chỉ có 3 trong số 10 người Singapore “rất thoải mái” với việc phụ nữ là người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng hoặc Giám đốc điều hành của một công ty lớn hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cả hai giới đều có thành kiến với lãnh đạo nữ (71% nam; 62% nữ).

Động lực chính cho sự thay đổi có thể tạo ra sự khác biệt - đó là nhu cầu cấp thiết về đa dạng giới trong hội đồng quản trị (HĐQT) doanh nghiệp, đặc biệt là trong các tổ chức tài chính, điều này sẽ dẫn đến hành động có định hướng và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tài chính toàn diện nói chung. Hội đồng quản trị công ty là chất xúc tác mạnh mẽ và tích cực cho sự thay đổi, đặc biệt là trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về đa dạng giới.

Sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ mang lại những góc nhìn khác nhau và những quan điểm mới mẻ cho các vấn đề chính. Ví dụ, nghiên cứu của PwC cho thấy các giám đốc nữ đầu tư nhiều hơn vào các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) so với các đồng nghiệp nam. 

Quá trình này đầy thách thức, tốn thời gian và đòi hỏi sự cam kết lâu dài. Bất chấp những nỗ lực đáng kể nhằm tạo ra nhiều tổ chức đa dạng về giới hơn, vẫn có ít phụ nữ được đại diện ở các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp cao và hội đồng quản trị.

Ở Việt Nam – chỉ cần nhìn quanh phòng, tôi bị ấn tượng bởi số lượng phụ nữ đã đảm nhiệm những vị trí cao như vậy – một tín hiệu rất tích cực. Nhưng cả Singapore và Việt Nam đều có thể và vẫn phải làm tốt hơn nữa. Đây không chỉ là điều đúng đắn mà còn đóng góp tích cực cho hoạt động kinh doanh, con người và cộng đồng của chúng ta.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động lực cho sự thay đổi và khác biệt: Đa dạng giới trong HĐQT doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714238904 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714238904 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10