Đóng tàu Hải Phòng sau “đại phẫu” Kỳ II: “Thoát ly bao cấp”

Diendandoanhnghiep.vn Sau lần “chết đi, sống lại”, đóng tàu Hải Phòng đã tìm lại được chính mình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển, đóng tàu Hải Phòng rất cần thêm một cuộc “phẫu thuật” lần hai.

Thập niên 80 – 90 thế kỷ trước, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng được xem là một trong những đơn vị làm ăn hiệu quả nhất ngành đóng tàu. Chỉ với chức năng sửa chữa, Phà Rừng là “bệnh viện” uy tín của các chủ tàu trong nước và nước ngoài như: Nga, Ucraina, Đức, Hàn Quốc…

p/Hạ thủy tàu tại Cty đóng tàu Phà Rừng

Hạ thủy tàu tại Cty đóng tàu Phà Rừng

Quay về nghề gia bản

Năm 2002, “Cuộc cách mạng” đóng tàu ập đến, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng và khoác lên mình xứ mệnh đóng mới tàu biển. Được đầu tư thiết bị, dây chuyền hiện đại, Công ty đóng tàu Phà Rừng nhanh chóng hòa vào guồng quay đóng mới. Những con tàu tải trọng lớn có thể chạy ở các vùng biển không hạn chế liên tục được xuất xưởng tại đây.

Nhanh chóng trở thành “ông lớn” trong ngành đóng tàu, Phà Rừng dường như lơ là việc sửa chữa –thế mạnh lịch sử ở đơn vị này. Những hợp đồng đóng mới giá trị hàng chục triệu USD đã khiến doanh nghiệp này bỏ qua công việc sửa chữa tồn tại từ hàng chục năm ấy. Thậm chí, lúc đỉnh cao, đơn vị này đã có tham vọng vượt sông Bạch Đằng để vươn sang huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) mở rộng nhà máy. Thế nhưng ước mơ vươn xa ấy của Phà Rừng bị đứt gánh, hiện dự án này vẫn đang dang dở.

Vùi dập trong khó khăn sau đổ vỡ của Vinashin, nhiều năm liên tục, Phà Rừng hoạt động trong trạng thái cầm chừng. Sau nhiều năm tái cơ cấu, Phà Rừng mới lác đác có những hợp đồng đóng mới. Và cũng đến lúc này, người ta mới giật mình mặn mà với hoạt động sửa chữa – thứ không giàu nhưng cứu sống nhà máy trong lúc vận hạn. Bởi vậy, năm 2017, ngoài việc đóng mới, Cty này đã sửa chữa 75 lượt tàu và bàn giao 66 lượt tàu cho khách hàng, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 9,4 triệu đồng/tháng.

Trong một câu chuyện khác, thời hoàng kim ngành đóng tàu đã có 1 nhà máy chuyên sản xuất nội thất tàu thủy, đó là Cty Sejin-Vina (Hải Phòng). Cty này ra đời với một mong muốn sản xuất các thiết bị phụ trợ tàu thủy. Bởi khi ấy, tỷ lệ nội địa hóa trong một con tàu đạt chưa đến 30%, khiến giá trị của nó rất thấp. Ngoài phần vỏ tàu được gia công (thép nhập khẩu) và một số phần nội thất đơn giản còn lại toàn bộ “lục phủ ngũ tạng” của 1 con tàu đều phải... nhập khẩu.

Thế nhưng Cty Sejin-Vina cũng chỉ sản xuất tấm tường, tấm trần, hệ cửa ngăn cháy bằng thép và buồng vệ sinh cho tàu thuỷ. Khách hàng của Cty này cũng chỉ dè dặt ở những chiếc tàu nhỏ vài nghìn tấn chứ không có khách hàng mang tầm cỡ quốc tế. Vậy là ngành đóng tàu chẳng khác gì ngành may mặc, chỉ thuần túy là gia công cơ khí với giá trị thấp.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp đóng tàu nhà nước

Nhìn vào Tập đoàn đóng tàu Đại Dương tiền thân là một xí nghiệp đóng tàu tư nhân ở Hải Phòng. Hơn 30 năm qua, đơn vị này vẫn phát triển ổn định mặc cho thị trường đóng tàu có nhiều biến động. Đến nay, Tập đoàn này có 3 đơn vị thành viên, trong đó phải kể đến Cty CP đóng tàu Thái Bình Dương là một doanh nghiệp đóng tàu tư nhân tầm cỡ nhất nước. Dù “sinh sau”, tổng mức đầu tư chỉ gần 3.500 tỷ đồng nhưng Cty đủ năng lực đóng mới, sửa chữa những chiếc tàu lên đến 56.000 DWT với những trang thiết bị đóng tàu hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong giới đóng tàu tư nhân, Thái Bình Dương nổi lên như một người hùng mặc dù không có thế mạnh ưu đãi như các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện, các “ông lớn” ngành đóng tàu trong nước vẫn thuộc nhà nước, với mô hình Cty TNHH một thành viên: Đóng tàu Phà Rừng, Nam Triệu, Bạch Đặng, Bến Kiền, Hạ Long,... Từ cái nhìn thực tế trên, nhiều chuyên gia cho rằng ngành đóng tàu vẫn mang nặng tính... bao cấp. Muốn phát triển, ngành đóng tàu cần thoát ly tính bao cấp. Qua bài học của Vinashin cho thấy tình trạng “cha chung” của các doanh nghiệp đóng tàu nhà nước dẫn đến đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí... khiến hiệu quả thua xa các doanh nghiệp tư nhân.

Thị trường vận tải biển thế giới chưa thật sự ấm không có nghĩa ngành đóng tàu trong nước “đóng băng”. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp đóng tàu đang dần khẳng định đủ sức vươn lên trong điều kiện khó khăn. Thị trường đóng tàu trong nước có lợi thế về giá nhân công rẻ, thế nhưng không thể mãi “lấy công làm lãi”. Nâng giá trị sản xuất một con tàu, đòi hỏi ngành đóng tàu đầu tư nhiều chất xám: xây dựng hệ thống sản xuất các sản phẩm phụ trợ nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa cao, quản lý doanh nghiệp hiệu quả,...

Thêm một lần nữa “đại phẫu” là cách nhận định của nhiều chuyên gia với việc tìm hướng đi mới ngành đóng tàu. Cổ phần hóa là phương án tối ưu mà ở đó được nhiều người nghĩ đến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đóng tàu Hải Phòng sau “đại phẫu” Kỳ II: “Thoát ly bao cấp” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713853584 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713853584 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10