Đồng Tháp xây dựng chính quyền phục vụ

Diendandoanhnghiep.vn Đồng Tháp cam kết tiếp tục xây dựng chính quyền phục vụ, trong đó đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân làm thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền.

Đó là chia sẻ của ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Thưa ông, đâu là điểm nhấn trong cải thiện môi trường đầu tư của Đồng Tháp thời gian qua?

Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả việc cải thiện môi trường đầu tư, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến phương thức làm việc với mục tiêu giảm tối đa thời gian, chi phí cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Tỉnh cũng tạo lập nhiều kênh thông tin kết nối với doanh nghiệp, để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường… Đồng Tháp cũng đã ban hành Bộ Chỉ số DDCI và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, tạo sự lan tỏa tinh thần cải cách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đề ra giải pháp thiết thực để cải thiện năng lực cạnh tranh, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại đơn vị phụ trách, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của cả tỉnh. Đồng Tháp đã trở thành điểm sáng của cả nước về môi trường đầu tư, kinh doanh với 15 năm liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với tỉnh.

Đồng Tháp cũng xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và mang tính đột phá, góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh địa phương: “Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo”; xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ, hướng đến sự hài lòng cao nhất của người dân, doanh nghiệp…

Với chủ trương “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, Đồng Tháp xác định mục tiêu chính của việc cải thiện môi trường đầu tư vì “sự lớn mạnh và thịnh vượng của cộng đồng doanh nghiệp”, đây là nhân tố rất quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác kêu gọi đầu tư của địa phương.

- Đồng Tháp đã xác định chuyển đổi số là 1 trong những hướng đi trọng tâm để đưa Đồng Tháp phát triển nhanh và bền vững. Ông có thế chia sẻ đôi nét về điều này?

“Kinh tế xanh Sen hồng bứt phá – Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong”. Đây là slogan năm 2023 của tỉnh Đồng Tháp, thể hiện niềm tin, khát vọng phát triển và sự bứt phá vươn lên của tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đồng Tháp xác định chuyển đổi số là một trong các giải pháp quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng, làm thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của người dân. Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch hằng năm để tạo cơ sở pháp lý và sự vào cuộc của các ngành, các cấp. Chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là nhận thức về chuyển đổi số của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và người dân, từng bước hình thành thói quen ứng dụng công nghệ số trong công việc, trong cuộc sống.

Đến nay 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng; 30% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội…

Năm 2022, Chỉ số chuyển đổi số của Đồng Tháp tăng 10 bậc (xếp thứ 39/63 tỉnh, thành phố), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông (Vietnam ICT Index 2022) tăng 9 bậc (xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố)…

Đồng Tháp cam kết sẽ luôn đồng hành, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung sức chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển. Rất mong quý doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục hợp tác, gắn bó, chia sẻ với chính quyền tỉnh để cùng xây dựng quê hương “Đất Sen hồng” ngày càng phát triển.

Năm 2023, Đồng Tháp chọn chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Theo đó, tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và nhân dân về chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm sau 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, đề ra các giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn địa phương, nhất là chính sách đào tạo, hỗ trợ nhân lực công nghệ thông tin.. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, trong đó, tập trung 03 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số...

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Đồng Tháp nằm trong top 25 và đến năm 2030, Đồng Tháp nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có chỉ số chuyển đổi số tốt nhất của cả nước.

- Thưa ông, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Đồng Tháp vẫn là điểm sáng trong phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp. Ông có thể chia sẻ đôi nét về điều này?

Năm 2023 là năm sơ kết giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 05 năm (2021 - 2025). Do đó, Đồng Tháp tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, đặt trách nhiệm và quyết tâm cao trong điều hành để có sự chuyển động mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu năm 2023.

10 tháng đầu năm 2023, kinh tế Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, khởi sắc, phục hồi và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực. Việc triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn giảm thuế, hỗ trợ thuê nhà cho người lao động… từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đã giúp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh chuyển biến tích cực, khởi sắc. Đây là nền tảng để tỉnh tiếp tục tăng tốc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra đầu năm, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 (đạt 7,5% trở lên).

Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 10 tháng ước đạt 105.335 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 83,2% kế hoạch năm. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 20/10/2023 là 4.695,258 tỷ đồng/6.501,780 tỷ đồng, đạt 72,21%, cao hơn 17,05% so với cùng kỳ.

10 tháng đầu năm ước tỉnh đón 3.450.000 lượt khách du lịch, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 90,8% kế hoạch; doanh thu ước đạt 1.640 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 91,1% kế hoạch.

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xu hướng chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao tiếp tục lan rộng, truy xuất nguồn gốc được quan tâm thực hiện đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng đa dạng về mẫu mã, bao bì, chất lượng được nâng lên. Hiện có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 5 sao.

p/Chủ tịch UBND Phạm Thiện Nghĩa giới thiệu tiềm năng, lợi thế của Đồng Tháp đến doanh nghiệp Ấn Độ

Chủ tịch UBND Phạm Thiện Nghĩa giới thiệu tiềm năng, lợi thế của Đồng Tháp đến doanh nghiệp Ấn Độ

Cùng với cải thiện môi trường đầu tư, Đồng Tháp cũng tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, nhằm huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách, xem đây là một trong những động lực cho phục hồi kinh tế. Nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư tại địa phương như: Công ty CP Tập đoàn T&T, Công ty CP Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Phát Đạt, Tập đoàn Masterise, Tập đoàn Everland, Công ty CP Đồ hộp Hạ Long… Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có trên 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Toàn tỉnh có 73 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14.348 tỷ đồng. Đến nay, có 19 dự án hoàn thành đi vào hoạt động; 15 dự án đang triển khai xây dựng, các dự án còn lại đang triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo.

- Thưa ông, trong phát triển kinh tế, Đồng Tháp đã chọn “kinh tế xanh”, kinh tế tuần hoàn là phương hướng chủ đạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Đồng Tháp đã chủ động phát triển kinh tế xanh từ 08 năm trước, khi Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện vào năm 2014. Quá trình thực hiện, Đồng Tháp đã tập trung xây dựng những mô hình cánh đồng mẫu, cánh đồng sản xuất hữu cơ, sạch, có truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, xây dựng thương hiệu... đáp ứng các tiêu chí trong nước và quốc tế, với phương châm lấy sức khỏe con người là trên hết.

Hiện nay, khu vực ĐBSCL đang phải đối mặt nhiều thách thức, nhất là tác động của biến đổi khí hậu. Trước những khó khăn này, Đồng Tháp xác định hướng đi cụ thể để thích ứng, lấy “kinh tế xanh” là phương hướng chủ đạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Năm 2022, PCI Đồng Tháp tiếp tục trong danh sách TOP 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc.

Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu phát triển cân bằng, toàn diện và bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, tỉnh tập trung phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường, làm thế nào để sự phát triển mang lại lợi ích cho người dân, tăng trưởng kinh tế mà không gây ra hố ngăn cách giàu nghèo, bất ổn xã hội, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và hủy hoại môi trường, bảo đảm điều kiện cho sự phát triển dài hạn, tính tới lợi ích cho các thế hệ sau. Sự giàu có của tỉnh Đồng Tháp trong tương lai chính là tài nguyên thiên nhiên hiện có.

Dưới góc nhìn của địa phương, thì Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI sẽ là công cụ chính sách hữu ích, có thể bổ trợ chỉ số PCI để thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững tại Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng trong thời gian tới.

- Ông có điều gì chia sẻ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang lựa chọn Đồng Tháp là điểm đến đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh?

Nhất quán chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền phục vụ, Đồng Tháp luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xúc tiến đầu tư trên những lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, phát triển hạ tầng logictics, du lịch sinh thái...

Đồng Tháp đã xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đồng thời ban hành chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Tỉnh cũng đã ban hành đề án Chuyển đổi số, với mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hỗ trợ các mô hình kinh tế tuần hoàn, gia tăng hàm lượng công nghệ để phát triển nhanh và bền vững.

Đồng Tháp nỗ lực tạo dựng hình ảnh địa phương và xây dựng văn hoá con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Đồng Tháp phấn đấu trở thành nơi đáng sống, đáng đầu tư, là điểm đến hấp dẫn được doanh nghiệp và du khách ưu tiên lựa chọn.

“Thành công của doanh nghiệp chính là thành công của địa phương”, chúng tôi cam kết sẽ luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trên quê hương Đất Sen hồng. Tiềm năng của chúng tôi, là cơ hội của bạn!.

- Trân trọng cảm ơn ông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Tháp xây dựng chính quyền phục vụ tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714512546 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714512546 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10