Trong rổ VN30, 3 cổ phiếu ngân hàng MBB, VPB và TPB tiếp tục được khối ngoại mua ròng do thị giá thấp so với tiềm năng tăng trưởng.
>>>“Đặt cược” cổ phiếu ngân hàng
Ba cổ phiếu nhà băng trong rổ VN30 tiếp tụt hút dòng vốn của nhà đầu tư ngoại, cụ thể đó là MBB ,TPB và VPB.
Trong phiên giao dịch ngày 13/6, MBB cán mốc 23.000đ/cp, tiếp tục được khối ngoại mua vào 6,6 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 155 tỷ đồng; Phiên giao dịch ngày 12/6 trước đó, khối ngoại cũng mua vào MBB với 6,7 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch 152 tỷ đồng.
Cổ phiếu TPB cũng được khối ngoại tiếp tục mua vào 2,7 triệu cổ với tổng giá trị giao dịch lên tới gần 51 tỷ đồng. Tại phiên giao dịch ngày 12/6, khối ngoại mua vào 387 nghìn cổ phiếu TPB với tổng giá trị giao dịch 7 tỷ đồng.
Cổ phiếu thứ 3 là VPB cũng được khối ngoại mua vào 1,6 triệu cổ với tổng giá trị giao dịch lên tới 33 tỷ đồng.
Theo CTCK DSC, MBB - cổ phiếu của MBBank, ngân hàng thương mại tư nhân có quy mô tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý I/2024, chỉ thấp hơn so với 4 ngân hàng quốc doanh. Đây là ngân hàng có mô hình tập đoàn tài chính toàn diện, đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, sở hữu tệp khách hàng và tỷ lệ CASA cao đầu ngành. Trong những năm tiếp theo, MBB đang có kế hoạch mở rộng tín dụng bán lẻ, gia tăng dư địa mở rộng NIM và nguồn thu ngoài lãi.
DSC ước tính kết quả kinh doanh 2024 của MBB sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2024 do mức nền cao và ngân hàng đang tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng. Cụ thể, DSC dự phóng MBB sẽ đạt 55.873 tỷ tổng thu nhập hoạt động (tăng 18,1%) và 28.005 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 6,5%).
Công ty chứng khoán định giá mục tiêu năm 2024 của MBB đạt 27.400 đ/cp, như vậy tiềm năng tăng giá là 26%.
Đánh giá về cổ phiếu TPB, Công ty Chứng khoán Vietcombank cho rằng, năm 2024 của TPB kỳ vọng có sự hồi phục khả quan, ước tính đạt 16,0%. Với đặc điểm tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân trẻ và thu nhập ở mức trung bình thấp, kỳ vọng phân khúc khách hàng này sẽ có sự cải thiện về khả năng trả nợ cũng như cầu tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.
Theo đó, động lực cải thiện lợi nhuận trong năm 2024 của TPB đến từ tỷ trọng cho vay phân khúc cá nhân của TPB ở mức cao - phân khúc có biên lợi nhuận cao và có nhiều tiềm năng phát triển các mảng bán chéo; Chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng trẻ giúp tăng trưởng CASA kết hợp với cơ cấu huy động vốn linh động, giúp giảm bớt sức ép lên NIM.
Tổng thu nhập hoạt động của TPB đạt 4.685,2 tỷ đồng (tăng 28,04%), trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 3.427,4 tỷ đồng ( tăng 25,23%), thu nhập ngoài lãi ghi nhận mức 1.257,8 tỷ đồng (tăng 36,4%). Tuy nhiên do gia tăng trích lập mạnh so với cùng kỳ (tăng 274,9%) nên lợi nhuận trước thuế quý I/2024 chỉ ghi nhận tăng nhẹ 3,6% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi của TPB ghi nhận mức tăng trưởng tương đối tích cực nhờ sự đóng góp lớn từ hoạt động mua bán chứng khoán (kinh doanh và đầu tư) với mức tăng trưởng đột biến (đạt 476 tỷ đồng) trong khi cùng kỳ chỉ ghi nhận lãi 34 tỷ đồng. Trong khi đó thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng chỉ ghi nhận tăng nhẹ với 715 tỷ đồng (tăng 2,8%), bù đắp cho sự sụt giảm đến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu nhập khác ...
Từ năm 2021, TPB đã từng bước đưa nhân sự vào tham gia quản trị, điều hành Công ty tài chính Hafic, hoàn tất Đề án hỗ trợ Hafic tự phục hồi . Đến nay Đề án này đã được Ban kiểm soát đặc biệt NHNN phê duyệt và hiện NHNN đang hoàn thiện các thủ tục để trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận. Sau khi được phê duyệt, TPB sẽ hỗ trợ để cho công ty tài chính này tự phục hồi (kỳ vọng thực hiện trong tháng 7/2024).
Kế hoạch chia cổ tức của TPB với tỷ lệ 25% trong đó 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt. Theo đó, TPB phát hành 440,3 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho đông. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của TPB sẽ tăng thêm hơn 4.403 tỷ đồng, đạt 26.419 tỷ đồng. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, tỷ trọng cho vay nhóm bất động sản và xây dựng của TPB cũng ở mức tương đối cao, do đó vẫn tiềm ẩn rủi ro về việc nợ xấu có thể phát sinh trong các quý tiếp theo của năm 2024 nếu nền kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng.
Với cổ phiếu VPB, thuộc ngân hàng có thu nhập lãi thuần đạt 11.323 tỷ đồng (tăng 2,5%) và TOI đạt 13.411 tỷ đồng (tăng 8,5%). Chi phí trích lập dự phòng đạt 5.762 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế cải thiện mạnh mẽ, đạt 4.182 tỷ đồng, theo kết quả kinh doanh quý I/2024. Tại ĐHCĐ thường niên 2024, VPB đặt kế hoạch kết quả kinh doanh 2024 khá tham vọng với tăng trưởng tín dụng 25%...
Từ việc khối ngoại tiếp tục mua vào cổ phiếu ba ngân hàng trong rổ VN30, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục mua giá cổ phiếu ở nền và nắm giữ cho mục tiêu trung hạn của ngành.
Có thể bạn quan tâm
ĐBQH băn khoăn 300 tỉ đồng phục hồi du lịch nhưng lại gửi ngân hàng
16:18, 05/06/2024
Tác động của tăng lãi suất OMO tới ngành ngân hàng
04:32, 04/06/2024
Lãi suất liên ngân hàng vượt trần, áp lực tỷ giá ra sao?
05:05, 29/05/2024
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng
19:00, 27/05/2024
Vì sao Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì quản "room" tín dụng?
04:20, 27/05/2024