Dòng tiền khối ngoại tiếp tục chảy vào cổ phiếu SHB

DƯƠNG THUỲ 04/04/2023 05:30

Phiên giao dịch ngày 3/4, cổ phiếu SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiếp tục được khối ngoại mua ròng.

Tín hiệu tích cực cho cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu SHB hút dòng vốn ngoại

Cổ phiếu SHB hút dòng vốn ngoại 

Trong những phiên giao dịch cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2023, cổ phiếu SHB tiếp tục được khối ngoại mua ròng. Trong chuỗi mua ròng của khối ngoại, cổ phiếu ngân hàng SHB ghi nhận được mua ròng nhiều tuần liên tiếp, giá trị lớn. Điều này được nhận định đến từ việc đặt trong bối cảnh khó khăn chung, SHB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung vẫn trên đà tăng trưởng. Bên cạnh đó, thị giá cổ phiếu đã chiết khấu sâu về mức hấp dẫn. 

Trong đợt tái cơ cấu danh mục đầu tư kỳ quý 1/2023, cổ phiếu SHB có thể được các quỹ ETF ngoại đưa vào rổ chỉ số FTSE Vietnam Index với số lượng 22 triệu cổ phiếu mua ròng. Đầu tháng 3 vừa qua, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã được Uỷ ban Giám sát Tài chính Đài Loan phê duyệt yêu cầu huy động vốn bổ sung số lượng chứng chỉ quỹ huy động thêm của Fubon FTSE Vietnam ETF trong đợt này là 333.33 triệu đơn vị, tương đương số tiền là 5 tỷ Đài tệ (khoảng 163 triệu USD). Quỹ này đã mua mới 6,4 triệu cổ phiếu SHB và các cổ phiếu trong ngành tài chính khác...

Qua các phiên giao dịch tích cực, trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu SHB đóng cửa ngày 4/3 ở mức 11.200 đồng/cp, dù vậy vẫn có mức tăng giá khá chậm so nhóm cổ phiếu cùng ngành. Động lực tăng giá của ngân hàng đến từ nhiều chất xúc tác theo đó vẫn còn dư địa tác động.

Cổ phiếu SHB chạm mốc 11.200 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 3/4/2023

Cổ phiếu SHB chạm mốc 11.200 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 3/4/2023

Một trong những cơ sở quan trọng thể hiện qua báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Tổng Giám đốc SHB - Ngô Thu Hà ký, cho thấy dù tình hình kinh doanh khó khăn sau dịch bệnh nhưng SHB vẫn trên đà tăng trưởng. Báo cáo đã được kiểm toán cho thấy cùng với sự tăng trưởng mở rộng qui mô hoạt động đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh phát triển khách hàng thu hồi nợ xấu..., lợi nhuận trước thuế của SHB năm 2022 đạt hơn 9.658 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của SHB đạt hơn 551 nghìn tỷ đồng, vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 62.577 tỷ đồng, tổng huy động đạt hơn 407 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 385 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB trong năm 2022 đạt hơn 19.350 tỷ đồng. 

ngân hàng hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II, năm 2022, SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để chuyển đổi lên phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB) và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, tiến tới đáp ứng ngày càng cao các chuẩn mực quốc tế. Đây là cơ sở để ngân hàng tiếp tục phát triển chiến lược kinh doanh bền vững, toàn diện, là hành lang cho việc quản trị rủi ro và sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, với năng lực tài chính và cung cấp dịch vụ hiệu quả, SHB có nguồn vốn giá rẻ được tài trợ từ các định chế tài chính lớn. Điển hình như Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký khoản vay đầu tiên trong gói vay 120 triệu USD từ nguồn vốn trực tiếp kỳ hạn 3 năm của IFC dành cho SHB. Khoản vay nhằm hỗ trợ SHB phát triển danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng. Ngoài ra, IFC sẽ xúc tiến một gói vay bổ sung huy động từ các bên cho vay quốc tế.

Với khoản vay này, SHB cam kết dành tối thiểu 37,5% giá trị để cho vay các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Ngân hàng cũng sẽ nhận được khoản tài trợ 226.000 USD từ Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho nữ doanh nhân (We-Fi) và Quỹ Tạo cơ hội cho nữ doanh nhân (WEOF) - các sáng kiến tài trợ toàn cầu với mục tiêu mở rộng cơ hội tiếp cận vốn cho nữ doanh nhân.

Bên cạnh đó, 16,7% giá trị khoản vay sẽ được tài trợ cho doanh nghiệp SME tham gia vào các chuỗi cung ứng. Song song đó, IFC cũng tư vấn cho ngân hàng đẩy mạnh tài trợ chuỗi cung ứng, từ đó, tạo đòn bẩy và sức bật, đem đến các giải pháp tài chính tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp SME phát triển

SHB cũng đang hoàn tất những bước cuối cùng trong lộ trình chuyển nhượng SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri của Thái Lan (thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản). Thỏa thuận chuyển nhượng dự kiến sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể để SHB đầu tư củng cố nền tảng, thúc đẩy phát triển các phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro...

Như vậy, với các động lực đến từ tiềm năng tăng trưởng thu nhập do quy mô tài sản lớn và NIM cải thiện tích cực xử lý nợ xấu cũ và kế hoạch chia cổ tức nhằm tăng vốn điều lệ sẽ là những động lực giúp cổ phiếu SHB tăng giá trong tương lai.Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân ,lực tài chính ngân hàng chất lượng cao sẽ là thách thức rất lớn đối với SHB trong thời gian tới…

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng Nhà nước chính thức hạ trần lãi suất tiền gửi

    Ngân hàng Nhà nước chính thức hạ trần lãi suất tiền gửi

    20:40, 31/03/2023

  • MSB xác nhận:

    MSB xác nhận: "Không loại trừ khả năng nhận sáp nhập thêm ngân hàng, có thể là PG Bank"

    20:30, 29/03/2023

  • Khó có cơ hội đột phá cho trái chủ ngân hàng

    Khó có cơ hội đột phá cho trái chủ ngân hàng

    14:00, 29/03/2023

  • UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể cắt giảm lãi suất tái cấp vốn

    UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể cắt giảm lãi suất tái cấp vốn

    11:30, 28/03/2023

  • Tín hiệu tích cực cho cổ phiếu ngân hàng

    Tín hiệu tích cực cho cổ phiếu ngân hàng

    04:00, 29/03/2023

  • Ba yếu tố khiến ngân hàng khó mua lại trái phiếu doanh nghiệp

    Ba yếu tố khiến ngân hàng khó mua lại trái phiếu doanh nghiệp

    11:25, 27/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dòng tiền khối ngoại tiếp tục chảy vào cổ phiếu SHB
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO