Theo Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), có đã hơn 2,402 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới trong thời gian vừa qua.
"Bùng nổ" dòng tiền bắt đáy
Theo đó, tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước là 2,392 triệu tài khoản và nhà đầu tư tổ chức trong nước là 10.355 tài khoản. Số lượng tài khoản của khối ngoại là 32.878, trong đó 29.114 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 3.764 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức.
Như vậy, riêng nhóm trong nước đã mở mới 31.949 tài khoản chứng khoán trong tháng 3, cao nhất trong 2 năm trở lại đây và gấp đôi so với trung bình 6 tháng gần nhất. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ mở mới 191 tài khoản, thấp nhất 3 năm. Có tới 31.832 tài khoản (99,6%) giao dịch chứng khoán trong nước mở mới tháng vừa qua là của nhà đầu tư cá nhân, còn lại 117 tài khoản là của nhóm nhà đầu tư tổ chức.
Thống kê cho thấy, số tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân mở mới trong tháng 3 đã tăng đột biến so với những tháng trước đó và chỉ xếp sau tháng 3/2008 (với hơn 40.600 tài khoản mới). Đây cũng là thời điểm thị trường chứng khoán trong nước đạt đỉnh lịch sử với VN-Index vượt mốc 1.200 điểm.
Ông Dương Văn Chung- Giám đốc MBS miền Bắc cho biết, dù khối ngoại liên tục rút tiền, thanh khoản thị trường vẫn được duy trì, thậm chí thanh khoản tháng 3 còn cao hơn tháng 1-2/2020. Điều này cho thấy dòng tiền bắt đáy chảy vào thị trường rất lớn.
Cân nhắc cho đầu tư dài hạn
Có thể nói với khối lượng nhà đầu tư lớn không phải yếu tố quyết định, nhưng việc số lượng nhà đầu tư cá nhân mới tăng cao đột biến đóng vai trò quan trọng trong đà phục hồi của TTCK.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác giúp thị trường không giảm quá sâu đợt vừa qua, bao gồm việc doanh nghiệp và cổ đông nội bộ đăng ký mua cổ phiếu quỹ (riêng tháng 3 khoảng 5.000 tỷ đồng).
Ngoài ra, nhóm nhà đầu tư cũ lâu ngày không giao dịch quay lại và tự doanh của các công ty chứng khoán cũng đóng góp quan trọng cho đà phục hồi của thị trường. Theo đó, nhóm công ty này đã mua ròng hơn 300 tỷ đồng quý I/2020 khi VN-Index đã giảm từ vùng 960 điểm xuống 660 điểm (quý I), tương đương giảm gần 300 điểm (30%).
Nhờ trợ lực nói trên, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2020, VN-Index đã có 6 phiên tăng liên tục lên mức 760 điểm vào ngày 9/4, tăng hơn 15% từ đáy lên. Dù lực bán của khối ngoại vẫn rất lớn trong những phiên gần đây nhưng VN-Index liên tục bứt phá. Chỉ trong 7 phiên giao dịch gần đây, VN-Index "đoạt" lại gần 100 điểm trong số hơn 330 điểm đã mất khi dịch Covid-19 hoành hành.
Có thể bạn quan tâm
05:15, 03/04/2020
11:30, 02/04/2020
04:15, 31/03/2020
05:10, 30/03/2020
05:15, 09/04/2020
04:46, 04/04/2020
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngành tài chính-chứng khoán, phân đạm, phân bón có sự bứt phá mạnh như SSI, SHS, VCI, VND, HCM, DCM, DPM, PVD,... Dòng tiền mới có lẽ cũng đã đổ vào bắt đáy thị trường rất mạnh, nhưng khi bắt đáy cổ phiếu thời điểm này, nhà đầu tư cần tham khảo thêm báo cáo tài chính quý 1/2020 của các doanh nghiệp sắp được công bố để lựa chọn cổ phiếu cho mục đích đầu tư dài hạn.
Báo cáo mới đây của VNDirect khẳng định, khả năng Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên chiến thắng dịch bệnh là rất cao, và nếu điều này xảy ra, dòng tiền sẽ hướng tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, TTCK hiện đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khối ngoại bán ròng. Do vậy, nhà đầu tư cân nhắc đầu tư cho trung và dài hạn hơn là đầu cơ.