Du lịch cần nhanh chóng đón bắt xu thế, tránh lỡ nhịp với thế giới

LÊ HÀ - NGỌC THÁI (Ghi) 25/12/2021 15:36

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo như vậy tại hội thảo “Du lịch Việt Nam – Phục hồi và phát triển” được tổ chức vào ngày 25/12/2021 tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An.

>>Ngành du lịch bắt đầu "rã đông"

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có ngành du lịch. Hoạt động du lịch gần như bị đóng băng; các chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch đều sụt giảm nghiêm trọng; các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hầu hết phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động; nhiều người lao động của ngành không có việc làm, phải chuyển sang việc khác.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia đã sớm có chính sách, biện pháp để mở cửa, phục hồi du lịch, Việt Nam chúng ta cũng cần nhanh chóng đón bắt xu thế này, tránh lỡ nhịp với thế giới cũng như sức bật của lực cầu trong nước.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có ngành du lịch. Hoạt động du lịch gần như bị đóng băng; các chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch đều sụt giảm nghiêm trọng; các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hầu hết phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động; nhiều người lao động của ngành không có việc làm, phải chuyển sang việc khác.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại hội thảo "Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển"

Ông Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia đã sớm có chính sách, biện pháp để mở cửa, phục hồi du lịch, Việt Nam chúng ta cũng cần nhanh chóng đón bắt xu thế này, tránh lỡ nhịp với thế giới cũng như sức bật của lực cầu trong nước.

Liên quan tới chủ đề này, đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để bàn giải pháp phục hồi ngành du lịch. Tuy nhiên, cuộc Hội thảo hôm nay có ý nghĩa đặc biệt hơn khi hội tụ rất nhiều các ý kiến, sáng kiến, giải pháp tâm huyết, có lý luận khoa học và thực tiễn từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, và đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu, nghiên cứu sâu sắc về lĩnh vực này và các lĩnh vực liên quan.

>>Chuyển đổi số mang lại gì cho ngành du lịch?

“Qua tiếp cận ban đầu tập tài liệu công phu của Hội thảo, nhất là các tham luận sâu sắc, thiết thực của các đại biểu của các cơ quan, đơn vị trong nước và tổ chức quốc tế sáng nay, tôi cho rằng Hội thảo được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, phát huy trí tuệ của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực du lịch, kinh tế, tài chính, văn hóa, môi trường.

Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có liên quan tới lĩnh vực du lịch đã rất quan tâm, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm qua các bài tham luận rất có chất lượng, thể hiện quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội” – Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ghi nhận.

Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội thì để mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm 3 quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Hội thảo Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển đã nhận được 37 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và 34 tham luận từ lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước...

Hội thảo Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển đã nhận được 37 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và 34 tham luận từ lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước

Và, đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững; Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững”; du lịch đóng góp khoảng 14 đến 15% GDP, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu một số nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới như:

Thứ nhất, tác động của dịch COVID-19 đã làm thay đổi bối cảnh và xu thế phát triển du lịch của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Do đó, cần có sự đánh giá toàn diện, sâu sắc tác động đối với các ngành kinh tế, nhất là ngành du lịch; đánh giá thực trạng và xu thế phát triển du lịch; nghiên cứu sâu các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị và trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các giải pháp phục hồi, phát triển du lịch trong thời gian tới.

Thứ hai, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 30, tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt hơn trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết dành ngân sách cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ ngành liên quan đã chủ động, kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành một số nghị quyết cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong đó có ngành du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả, toàn diện hơn nữa.

Tiếp tục làm rõ hơn mối quan hệ của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội chung của cả nước với các chương trình, kế hoạch, định hướng phục hồi, phát triển du lịch; kiến nghị những giải pháp, chính sách, nhất là các chính sách về bảo đảm phòng chống dịch để mở cửa an toàn; chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi, phát triển du lịch; các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới.

Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam; khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm, thương hiệu du lịch độc đáo, đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử Việt Nam, đạt đẳng cấp thế giới. Đặc biệt, chú ý gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên với phát triển du lịch bền vững.

chú ý gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên với phát triển du lịch bền vững

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ đạo thời gian tới phải gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên với phát triển du lịch bền vững

Mỗi địa phương phải xây dựng cho được môi trường, cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, góp phần thực hiện hiệu quả Quyết định 1129 ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”, từ đó thúc đẩy mua sắm, thăm quan, thưởng thức văn hóa văn nghệ, ẩm thực, góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động. Phát triển các hình thức du lịch tham quan, du lịch ẩm thực, du lịch xanh, du lịch kết hợp với hội nghị, du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng, tận dụng tối đa tài nguyên, nguồn lực tại chỗ để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển xã hội.

>>"Hộ chiếu vaccine” - "đòn bẩy" phục hồi ngành du lịch

Thứ tư, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực khác. Do đó, các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch cần xem xét hài hòa, tổng thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả nước. Hội thảo cần thảo luận sâu, tìm ra các giải pháp thúc đẩy tính lan tỏa, liên kết vùng, phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế để phát triển du lịch gắn với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.

Thứ năm, đề nghị Ban tổ chức Hội thảo không chỉ tiếp thu các ý kiến phát biểu tại Hội thảo hôm nay, mà cần tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bao phủ hết các đối tượng tác động. Đồng thời, tôi cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền tiếp thu ý kiến đại biểu tại Hội thảo, có các giải pháp cụ thể, thực thi, nhất quán từ Trung ương đến địa phương để tháo gỡ khó khăn, sớm phục hồi ngành kinh tế mũi nhọn này.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hộ chiếu vaccine” - "đòn bẩy" phục hồi ngành du lịch

    02:00, 22/12/2021

  • Đà Nẵng nâng cấp QR Code chuyển đổi số trong du lịch

    Đà Nẵng nâng cấp QR Code chuyển đổi số trong du lịch

    14:55, 19/12/2021

  • Fivestar Poseidon: Biểu tượng mới cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

    Fivestar Poseidon: Biểu tượng mới cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

    12:30, 18/12/2021

  • Chuyển đổi số - bàn đạp khôi phục ngành du lịch

    Chuyển đổi số - bàn đạp khôi phục ngành du lịch

    10:34, 11/12/2021

  • Nghệ An: Tăng tốc để khẳng định vị thế ngành du lịch

    Nghệ An: Tăng tốc để khẳng định vị thế ngành du lịch

    17:21, 08/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Du lịch cần nhanh chóng đón bắt xu thế, tránh lỡ nhịp với thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO