Du lịch tăng trưởng, kinh tế và cổ phiếu nhiều ngành hưởng lợi

LÊ MỸ 25/06/2024 10:47

Doanh thu của các công ty dịch vụ lữ hành trong nước tăng gần 50% so với cùng kỳ trong tháng 5 đầu năm 2024 và giá cổ phiếu các hãng hàng không đã bay "vạn dặm".

>>>Cần cuộc “cách mạng” về du lịch

Sự phục hồi của tăng trưởng du lịch đang mang lại động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. 

Dự báo du lịch phục hồi so với trước COVID-19

5 tháng đầu năm 2024, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng 65% so với cùng kỳ 2023 và hiện cao hơn một chút so với mức trước dịch COVID-19, mặc dù thực tế lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam - và các nước khác ở châu Á - vẫn thấp hơn đáng kể so với mức năm 2019. Trước đây, khách du lịch Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và mới chỉ lấy lại vị trí dẫn đầu lượng khách đến Việt Nam vào tháng trước (cũng là lần đầu tiên kể từ khi COVID-19-19 xảy ra). Sự trở lại của lượng khách du lịch từ Trung Quốc, cùng với nhu cầu du lịch tăng cao hiện nay của người Mỹ (được thảo luận bên dưới), được dự báo sẽ giúp tổng số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam vượt mức trước COVID-19 hơn 5% trong năm nay.

Du lịch tăng trưởng được tính toán có thể đóng góp tới

Du lịch tăng trưởng được tính toán có thể đóng góp trực tiếp và gián tiếp 15% GDP của Việt Nam

Du lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam, trước dịch COVID-19 (so với 12% ở Thái Lan), do đó ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2024 sẽ có thể đóng góp thêm 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của cả nước trong năm nay, sau khi đã đóng góp 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm ngoái. Du lịch nội địa chiếm thêm khoảng 4% GDP Việt Nam nhưng đã phục hồi hoàn toàn vào năm ngoái, do đó chi tiêu của khách du lịch trong nước dù có tăng thêm cũng sẽ không đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

Như vậy, du lịch quốc tế và nội địa chiếm khoảng 12% GDP của Việt Nam trước đại dịch COVID-19, ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường, cho biết. 

>>>HVN “cất cánh”

Báo cáo có chủ đề "Du lịch tăng trưởng thúc đẩy kinh tế Việt Nam" của VinaCapital,  lưu ý có nhiều ước tính khác nhau về đóng góp trực tiếp và gián tiếp của du lịch cho nền kinh tế Việt Nam từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, từ Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới (WTTC) và các tổ chức khác. VinaCapital sử dụng giá trị bình quân của những dữ liệu đó để nhận định về vai trò của du lịch tăng trưởng đối với kinh tế Việt Nam.

Tác động giá cổ phiếu ngành và liên quan

Sự phục hồi của lượng khách du lịch quốc tế khi Việt Nam mở cửa trở lại sau dịch được thúc đẩy bởi lượng du khách từ Hàn Quốc và Mỹ, tiếp đó là Trung Quốc sau khi nước này từ bỏ chính sách “Zero COVID” vào năm 2023. Việt Nam cũng nới lỏng các yêu cầu về thị thực du lịch vào năm ngoái, giúp tăng doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch trong năm nay.

Doanh thu của các công ty dịch vụ lữ hành trong nước tăng gần 50% so với cùng kỳ trong tháng 5 đầu năm 2024 và giá cổ phiếu của Vietnam Airlines (HVN) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - nhà điều hành sân bay hàng đầu cả nước - lần lượt tăng gần 200% và hơn 100% so với đầu năm, theo VinaCapital. Trong khi đó, giá cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ VietJet (VJC) không thay đổi nhiều trong năm nay, một phần do giá cổ phiếu của hãng này tăng trước thời điểm Việt Nam mở cửa trở lại sau dịch COVID-19.

Cuối cùng, theo VinaCapital, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn ở Việt Nam vẫn thấp hơn khoảng 20% so với mức trước COVID-19, chủ yếu do lượng khách du lịch Trung Quốc vẫn thấp hơn 25% so với mức trước dịch. Vẫn theo thông tin của VinaCapital, khách du lịch từ Trung Quốc và Nga chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nhóm khách du lịch “phân khúc tầm trung”, một phân khúc thị trường vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp hơn như Metropole Hà Nội, Fusion Resorts và các tổ hợp cao cấp do Lodgis sở hữu và vận hành đều đạt tỷ lệ lấp đầy bằng hoặc cao hơn mức trước dịch.

Các doanh nghiệp hạ tầng du lịch

Các doanh nghiệp hạ tầng du lịch với tỷ lệ lấp đầy cao hưởng lợi từ du lịch tăng trưởng

Mở rộng một số doanh nghiệp ngành và liên quan, ACV - Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu về hạ tầng, dịch vụ hàng không, hưởng lợi từ sự "nở nồi" của lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trong suốt 2 tháng qua, bất chấp TTCK biến động ra sao, HVN, ACV, SAS vẫn duy trì đà tăng, vượt qua các đỉnh và thậm chí vượt đỉnh 5 năm, với gấp 2-3 lần thị giá trước đó chỉ trong thời gian ngắn.

Cổ phiếu ACV bắt đầu tăng mạnh từ vùng 64.000 đồng/cổ phiếu, đến tháng 5 nhảy vọt từ mốc 86.000 đồng lên tới 136.000 đồng và hiện đang giao dịch tại 127.300 đồng/cp tại chốt ngày 24/6, điều chỉnh nhẹ sau 4 phiên xanh rực. Chỉ trong nửa năm, cổ phiếu doanh nghiệp này tăng hơn 110%.

Quý I/2024, ACV ghi nhận kỷ lục lãi ròng 2.920 tỉ đồng. Kế hoạch trong cả năm nay, ACV đặt mục tiêu lãi trước thuế 9.378 tỉ đồng tăng 6% so với thực hiện năm trước và đây cũng là những con số cao nhất từ trước đến nay.

Với vị thế gần như độc quyền về cảng hàng không, theo Chứng khoán HSC, triển vọng tươi sáng của dự án đầu tư mới và là đơn vị hưởng lợi chính từ sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu quốc tế, ACV còn triển vọng tăng trưởng dài hạn.

Tương tự, Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UpCOM: SAS) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 46 tỉ đồng, tăng mạnh 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái tại cuối quý I/2024. Lợi nhuận tăng do tình hình kinh doanh phục hồi khi nhu cầu đi lại tại nhà ga quốc nội và quốc tế đều tăng. Theo đó, cổ phiếu SAS trong  khoảng 1,5 tháng quađã tăng một mạch từ vùng 25.000 đồng lên mức cao hiện tại 45.800 đồng/cp.

Nhận định về tương quan tác động từ phục hồi du lịch đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, ông Michael Kokalari cho biết thực tế, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 200% vào năm ngoái lên gần 13 triệu người (tương đương mức tăng từ 20% so với trước COVID-19 vào năm 2022 lên 70% so với trước COVID-19 vào năm 2023).

"Sự gia tăng đột biến đó trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhưng VinaCapital ước tính chi tiêu của khách du lịch quốc tế chỉ chiếm khoảng 10% doanh số bán lẻ tại Việt Nam.

"Chúng tôi nghi nhận rằng du lịch quốc tế còn mang lại nguồn thu cho nhiều đơn vị kinh doanh trong nước, qua đó gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế. Chúng tôi ước tính tổng đóng góp của ngành Du lịch cho nền kinh tế Việt Nam - bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp - chiếm hơn 15% GDP", chuyên gia VinaCapital nêu.

Đáng chú ý, theo dữ liệu và phân tích của VinaCapital, với sự phục hồi của lượng khách du lịch Trung Quốc và Mỹ đến Việt Nam, cùng với đó là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ đang và sẽ hỗ trợ ngành du lịch. 

Chi tiêu

Chi tiêu của khách du lịch từ Mỹ, là đang chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ đắt tiền như du lịch nước ngoài. Theo Wall Street Journal, thu nhập từ lãi suất và cổ tức mà người tiết kiệm ở Mỹ kiếm được đang tăng vọt, dự kiến sẽ tăng gần 5 lần, từ 770 tỷ USD vào năm 2020 lên 3,7 nghìn tỷ USD trong năm nay, và có nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng một phần của lượng tiền đó sẽ được đổ vào du lịch.

VinaCapital kỳ vọng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng 40% trong năm nay - sau khi tăng gần 250% vào năm ngoái - nhờ sự phục hồi liên tục của khách du lịch đến từ Trung Quốc. Du lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam trước COVID-19, vì vậy sự phục hồi ban đầu của ngành du lịch Việt Nam sau khi mở cửa trở lại sau COVID-19 vào tháng 3/2022 đã đóng góp thêm hơn 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của năm ngoái. Năm nay, quỹ kỳ vọng lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi và sẽ đóng góp thêm hơn 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Đi cùng theo đó, doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch như công ty quản lý, điều hành sân bay và các hãng hàng không đã tăng vọt trong năm nay, tương tự như tỷ lệ lấp đầy của các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, bao gồm cả những tổ hợp do Lodgis* sở hữu và vận hành

*Lodgis Hospitality, một liên doanh giữa Quỹ đầu tư Warburg Pincus và Công ty quản lý đầu tư VinaCapital. Thương hiệu này đã rót vốn vào thị trường du lịch ở Việt Nam với mong muốn Việt Nam trở thành lựa chọn ưu tiên của khách quốc tế. Danh mục đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng của tập đoàn này có hàng loạt hạng mục thương hiệu khác nhau, tập trung vào phân khúc cao cấp và được đánh giá tăng trưởng đầu tư tốt.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao du lịch Hàn Quốc “hút” khách Việt?

    Vì sao du lịch Hàn Quốc “hút” khách Việt?

    17:27, 24/06/2024

  • Cần cái “bắt tay” thực chất giữa hàng không và du lịch

    Cần cái “bắt tay” thực chất giữa hàng không và du lịch

    21:04, 12/06/2024

  • Cổ phiếu cảng hàng không ACV hút dòng tiền

    Cổ phiếu cảng hàng không ACV hút dòng tiền

    05:07, 12/06/2024

  • Câu chuyện giá vé máy bay: Cần sự công bằng cho các hãng hàng không

    Câu chuyện giá vé máy bay: Cần sự công bằng cho các hãng hàng không

    05:00, 10/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Du lịch tăng trưởng, kinh tế và cổ phiếu nhiều ngành hưởng lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO