Dự thảo Chiến lược phát triển Logistics Việt Nam: Cụ thể hơn ưu đãi cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Cần giải pháp đồng bộ từ nâng cao nhận thức, ưu đãi thuế quan, khuyến khích đẩy mạnh, hợp tác quốc tế để thu hút doanh nghiệp cũng như định hướng các xu hướng mới như xanh, giảm phát thải.

>>>Dự thảo Chiến lược phát triển Logistics Việt Nam: “Kim chỉ nam” cho doanh nghiệp

Góp ý tại Hội thảo xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT cho rằng cần bổ sung nội dung đánh giá hai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành logistics gồm Quyết định số 200/QĐ-TTg và Quyết định số 221/QĐ-TTg. 

Hội thảo xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 24/1 tại Hà Nội.

Hội thảo xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 24/1 tại Hà Nội.

Bày tỏ một số băn khoăn cần được thể hiện cụ thể hơn trong Chiến lược, Vụ trưởng Lã Hoàng Trung đặc biệt lưu ý các mục tiêu cụ thể về phát triển doanh nghiệp.

“Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2050 có xác định phát triển những doanh nghiệp lớn, chủ lực như trong một số ngành, lĩnh vực hay không?”, ông Trung đặt vấn đề. 

Cùng với đó, ông Lã Hoàng Trung còn lo ngại khi các địa phương đều phát triển hạ tầng logistics như các trung tâm logistics, trung tâm chia chọn,… “đặt ra yêu cầu các địa phương phải phối hợp với nhau như thế nào? Vai trò điều phối của Bộ Công Thương ra sao để tránh tình trạng các địa phương “đua nhau” phát triển hạ tầng logistics, có thể gây lãng phí nguồn lực”, Vụ trưởng Vụ Bưu chính lo ngại

Về các mục tiêu cụ thể tới năm 2030, hiện tốc độ tăng trưởng hàng năm đang là 14-16% và chi phí logistics mức 16%. Trong khi đó, mục tiêu của Chiến lược đặt tốc độ tăng trưởng 15-20% và chi phí logistics mức 16-18% là “khiêm tốn”, không mấy thay đổi. Đặc biệt, Chiến lược đặt mục tiêu xếp hạng LPI vị trí là 45 vào năm 2030 và tới năm 2050 là vị trí 30 trở lên, trong khi hiện nay năm 2023 LPI của Việt Nam đã là vị trí 43.

Các mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics theo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam 2030, tầm nhìn 2050.

Các mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics theo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam 2030, tầm nhìn 2050.

Vụ trưởng Lã Hoàng Trung cũng cho rằng, về giải pháp hoàn thiện thể chế nên được cụ thể hơn: “Giả sử như chúng ta cân nhắc việc sửa đổi, hoàn thiện thể chế cần cụ thể như thế nào? Tôi ví dụ như chúng ta chỉ sửa Nghị quyết số 163/NQ-CP là đủ hay là cần Luật riêng về logistics cũng cần được đề cập trong Chiến lược”.

Về giải pháp “đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực logistics”, ông Lã Hoàng Trung cho rằng việc phát triển công nghệ cần giao cụ thể cho các đơn vị ngành, cơ quan liên quan. Đồng thời lưu ý tới giải pháp về hợp tác quốc tế trong ứng dụng KHCN và chuyển đổi số.

>>>Biển Đỏ “rực lửa”: Nguy cơ lạm phát "đè nặng" doanh nghiệp

Trong khi đó, TS Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp DV Logistics Việt Nam (VLA) khẳng định, Chiến lược phát triển Logistics Việt Nam vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động về logistics, là “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh việc đồng tình ủng hộ các nội dung Dự thảo Chiến lược đưa ra, Phó Chủ tịch VLA đề xuất thêm, thứ nhất, giải pháp về chuỗi cung ứng, vấn đề phát triển đồng bộ là cực kỳ quan trọng do đó cần phát triển đồng bộ 3 chiến lược thành phần gồm: Chiến lược cảng nước sâu và cảng trung chuyển quốc tế, Chiến lược phát triển khu thương mại tự do (FTZ) và Chiến lược kết nối vận tải chủ động bao gồm phát triển đội tàu container quốc tế của Việt Nam và đội tàu bày hàng hoá (air cargo) bởi ông Trung cho rằng, chủ động trong chuỗi cung ứng là hết sức quan trọng. 

TS Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp DV Logistics Việt Nam (VLA) khẳng định, Chiến lược phát triển Logistics Việt Nam vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động về logistics, là “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp.

TS Lê Quang Trung khẳng định, Chiến lược phát triển Logistics Việt Nam là “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp. 

Thứ hai, liên quan tới chương trình hành động tại Chiến lược, VLA đề xuất trong Chiến lược đặt ngay vấn đề tổ chức thành công Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) -  FIATA World Congress 2025 (FWC 2025).

“FWC 2025 là hoạt động nâng cao vị trí và cơ hội cho ngành logistics Việt Nam, bởi bên cạnh các giải pháp dài hạn luôn cần những giải pháp ngắn hạn trước mắt”, Phó Chủ tịch VLA nhấn mạnh.

Thứ ba, VLA đề xuất cần thêm nguồn kinh phí của các cơ quan liên quan với các hoạt động xúc tiến, thúc đẩy, phối hợp phát triển về logistics.

Thứ tư, cần đưa vai trò của Tổng cục thống kê trong tính toán, cung cấp các số liệu thống kê, chỉ tiêu về ngành để thống nhất các số liệu đầu vào, giúp ích cho các hoạt động chung hiệu quả, cũng là định hướng rõ ràng khi báo cáo các cơ quan nhà nước.

Thứ năm, nhận định các xu hướng trong ngành logistics đã thay đổi và nâng tầm, do đó ông Lê Quang Trung nhấn mạnh, việc phát triển chuỗi cung ứng và xu hướng xanh đã là yêu cầu toàn cầu.

“Cần giải pháp đồng bộ từ nâng cao nhận thức, ưu đãi thuế quan, khuyến khích đẩy mạnh, hợp tác quốc tế về phát triển các xu thế này như logistics xanh, về giảm phát thải…”, ông Trung lưu ý.

Thứ sáu, Lãnh đạo VLA cho rằng, các khái niệm mới, vấn đề mới cần được đưa vào Chiến lược, ví dụ như khái niệm” logistics ngược” cần được đưa vào chiến lược, vấn đề mới như vấn đề Biển Đỏ cần được đặt ra, xem xét.

Thứ bảy, ông Lê Quang Trung lưu ý, cần diễn đạt cụ thể một số nội dung, cơ quan được giao nhiệm vụ. Ví dụ, không thể viết chung chung “các Hiệp hội logistics chủ trì, phối hợp triển khai các giải pháp” mà cần cụ thể Hiệp hội Logistics Việt Nam là Hiệp hội quốc gia chủ trì trong một số vấn đề, ví dụ như vấn đề đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,

“VLA đã được giao nhiệm vụ Xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp tại Quyết định số 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Chúng tôi cũng đang triển khai nên cần được phân công cụ thể trong Chiến lược là: “VLA chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Lê Quang Trung nhấn mạnh.

Khẳng định VLA đã có sự đồng hành đóng góp vào sự phát triển của ngành logistics, ông Trần Thanh Hải cho biết sẽ cố gắng hài hoà trong việc tận dụng, phát huy tối đa vai trò của các Hiệp hội.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Chiến lược phát triển Logistics Việt Nam: Cụ thể hơn ưu đãi cho doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714373385 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714373385 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10